Thứ Bảy, 27 tháng 11, 2010

Phầm mềm - Nhạc Cụ Ảo (Vitual Instrument Software)

Phầm mềm - Nhạc Cụ Ảo (Vitual Instrument Software)

Sưu tầm
Great xem xét khả năng của một số gói phần mềm nhạc cụ ảo, có thể giao tiếp với bên ngoài và phần cứng USB, midi như bàn phím. Đây chỉ là một chọn lựa nhỏ của các nhạc cụ ảo mà tôi có, bằng cách sử dụng một vài trong số các điều khiển trong phòng thu của tôi. Việc kết hợp các công cụ là vô hạn. Sử dụng âm thanh Fonts, v.v..., để tạo ra các dụng cụ từ các đối tượng được tìm thấy là thú vị, quá.


Học nhạc Jazz

Học nhạc Jazz


Tham khảo - Học tập

Tham khảo - Học tập




Làm thế nào để cài đặt VST Plugins vào Fruity Loops hoặc FL. Đây là một video tuyệt vời hướng dẫn bạn cách thêm các plugin VST vào Fruity Loops 4,5,6,7, bất cứ phiên bản bạn đang chạy.



FL Cocoder - hướng dẫn
Nice ít hướng dẫn về cách sử dụng FL Studio vocoder. Nó bao gồm các vấn đề cơ bản và nếu bạn là một người thị giác như tôi thì điều này sẽ giúp bạn nhiều hơn giờ đọc sách về đề tài này. Decent ít hướng dẫn.

 


Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Những Điều Em Không Biết

Những Điều Em Không Biết


Sáng tác : NS Phạm Hoàng Long & NS Phan Khanh
Trình bày : CS Lâm Chấn Huy



Học, học nữa, học mãi. 

Chopin - Scherzo Op. 31 in B flat

Chopin Scherzo Op. 31 in B flat 

  

Krystian Zimerman plays Chopin Scherzo N.2 Op. 31 in B flat

 

 Vladimir Horowitz plays Chopin Scherzo N.2 Op. 31 in B flat

 


   Yundi Li plays Chopin Scherzo No. 2 Op. 31 in B flat

Học, học nữa, học mãi. 

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

Thể lệ cuộc vận động sáng tác ca khúc chủ đề "Vì nạn nhân chất độc da cam”


THỂ LỆ CUỘC VẬN ĐỘNG SÁNG TÁC CA KHÚC “VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM
1. Mục đích, ý nghĩa:
- Tuyển chọn sáng tác mới với đề tài “Vì nạn nhân chất độc da cam”.
2. Đối tượng tham gia:
- Tất cả các nhạc sĩ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, tôn giáo.
3. Nội dung ca khúc:
- Khuyến khích, động viên những nạn nhân chất độc da cam vượt lên những khó khăn. Thông điệp tình thương đồng loại, yêu chuộng hòa bình và tôn trọng công lý....
4. Thể lệ ca khúc:
- Tác phẩm tham dự phải đảm bảo chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào, không có sự tranh chấp về bản quyền sở hữu.
- Mỗi tác giả, mỗi ban nhạc được gửi không quá 02 tác phẩm được sáng tác bằng tiếng Việt (khuyến khích có kèm bản tiếng Anh hoặc dịch song ngữ Việt - Anh), tác giả gửi ca khúc kèm đĩa CD đã thu âm hoặc đĩa VIDEO đã được dựng ghi hình.
5. Sử dụng tác phẩm:
- BTC Cuộc vận động xin được quyền sử dụng một số tác phẩm phù hợp để phục vụ các hoạt động tuyên truyền vì nạn nhân chất độc da cam.
6. Thời gian tổ chức:
- Thời gian phát động: tháng 10/2010.
- Thời gian nhận tác phẩm dự thi: từ tháng 10/2010 đến ngày 31/3/2011.
- Thời gian Sơ khảo: tháng 4/2011.
- Thời gian Chung khảo 3 khu vực: tháng 5,6/2011.
- Thời gian tổ chức chung kết toàn quốc tháng 07/2011.
7. Thời gian - Địa điểm nhận tác phẩm:
- Thời gian: Hết ngày 31/03/2011 (tính theo dấu bưu điện đối với bài gửi qua đường thư tín).
- Nơi nhận tác phẩm tham dự:
1. VĂN PHÒNG BAN TỔ CHỨC CUỘC VẬN ĐỘNG SÁNG TÁC CA KHÚC “VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM
Địa chỉ: Tầng 3, số 63-65, Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (+84-4) 3944 9408 Fax: (+84-4) 3943 6064
Thư ký Ban Tổ chức: Mr. Nguyễn Huy Du - ĐTDĐ: 0913 774 900.
Thư điện tử: bantochuc@searav.com hoặc amnhacdacam@searav.com
Trang thông tin điện tử: http://amnhacdacam.npro.vn
hoặc

2. HỘI NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA
CAM/DIOXIN VIỆT NAM (VAVA)
Địa chỉ: Số 35, Đường hồ Mễ Trì, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Điện thoại: (+84-4) 6265 2642 Fax: (+84-4) 6265 2643
Website: www.vava.org.vn     Email: tuyentruyen@vava.org.vn
3. HỘI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÔNG NAM Á - VIỆT NAM (SEARAV)
Địa chỉ: Số 63-65, Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: (+84-4) 3943 3980 Fax: (+84-4) 3943 6064
Website: www.searav.com Email: info@searav.com

LỖI HẸN

LỖI HẸN

Sáng tác : NS Phạm Hoàng Long
Trình bày : CS Quốc Đại

Download mp3 : Link

Mây có về, chở nắng sang đây. Mưa bên này nhắc chuyện Chức Nữ Ngưu Lang. Ai có về nhắn dùm người em, rằng sợi thương sợ nhớ vẫn còn bên này.
Ơ… ơ.. ơ… ơ. Người đi, người đi đi biệt nơi nào. Mảnh trăng ai vá khung trời đành lỗi hẹn người ơi.
Năm tháng về viết lại về thơ. Gởi vào mây nhắn dùm mang về bên ấy.

Lỗi Hẹn
Sáng tác : NS Phạm Hoàng Long
Trình bày : CS Quốc Đại
Download mp3 : Link



Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Anh Không Là Giấc Mơ


Anh Không Là Giấc Mơ

Tác giả: Phạm Hoàng Long
Ca sỹ thể hiện: Như Ý


Download Video : Link
Download mp3 : Link 

Khi em quen anh bao âu lo tan biến trong cuộc đời. Và khi em yêu anh, em ngỡ như mình tựa cánh chim. Tình ngỡ sẽ mãi mãi không bao giờ tan. Nhưng anh giờ đây như cánh chim phương trời nào.
Em nghe con tim yêu thương cho mắt môi đợi chờ. Rồi khi anh yêu em, em ngỡ tan thành ngàn cánh hoa. Hạnh phúc sẽ mãi mãi không bao giờ phai. Nhưng em nào có được tình yêu. Một tình yêu chân thành. Một tình yêu từ trái tim anh. Cho em ước mơ ngày xanh.
ĐK:
Có bao giờ anh biết rằng em vẫn đợi chờ. Có bao giờ anh biết rằng từng phút từng giờ. Đợi chờ phút giây mong manh. Mong Manh tựa như khói mây. Em đã khóc thật nhiều. Mong anh, anh không là giấc mơ.
Có bao giờ em biết rằng anh sẽ trở lại. Có bao giờ em biết rằng mây sẽ lại về. Tình yêu nâng bước chân em. Cho em vượt qua bão giông. Rồi anh sẽ quay về, về với em. Mong anh, anh không là giấc mơ.

Anh Không Là Giấc Mơ
Sáng tác : NS Phạm Hoàng Long
Trình bày : CS Như Ý 
Download Video : Link
Download mp3 : Link 

Bài Ca Mùa Xuân

Bài Ca Mùa Xuân

Sáng tác: Phạm Hoàng Long
Ca sĩ: Đan Trường


Download Video : Link
Download mp3 : Link

Mùa thu qua mau, đem mùa đông đến. Từng cơn gió cuốn xoáy Lá rơi nhẹ bên hồ. Nghe từng con tim yêu, bao đàn em thơ ngây, cho mùa xuân mang đến bao tình yêu thương.
Rồi mùa đông qua, đem mùa xuân đến. Từng tia nắng chiếu sáng khắp nơi cùng chan hòa. Cho cành mai đơm hoa, xuân về ta reo ca. Cho một năm qua mau ta hát mừng xuân mới.
ĐK:
Và mùa xuân đến khắp chốn lá hoa cùng vui đùa. Với ánh nắng sớm mai vừa lên. Để lòng ai vấn vương, hạt sương trong nắng mai còn vương mãi trên bờ môi ai.
Và mùa xuân đến khắp chốn đến vui cùng muôn nhà. Với ánh nắng sớm xuân vừa sang. Mọi người yêu mến nhau. Cầu mong cho chúng ta. Cùng hạnh phúc trong tình yêu thương.

Xem Video:


 
Bài Ca Mùa Xuân
Sáng tác : NS Phạm Hoàng Long
Trình bày : CS Đan Trường

Download Video : Link
Download mp3 : Link

Khúc Ca Xuân

Khúc Ca Xuân
Tác giả: Phạm Hoàng Long
Ca sỹ thể hiện: Đan Trường

Download Video : Link 
Download mp3 : Link 

Khi bình minh vừa lên xóa tan màn đêm, ngàn tiếng chim vang bài ca mùa xuân. Xuân cùng say lời ca với muôn loài hoa để lòng ta dâng tràn bao nìềm ước mơ.
Ngày xưa cùng leo cầu thang hái nụ tầm xuân nhìn bé lêu lêu người ta thật vui,
và khi người ta trượt chân té đau là đau thì bé giả vờ quay mặt làm ngơ. Thì thôi. Làm thinh. Tình thơ.....là thế.
ĐK:
Giờ đây anh biết, biết yêu em rồi! nhớ đôi tay ngà, nhớ đôi môi đào khát khao mong chờ chờ một lần em đến. Mùa xuân đã đến, đến bên em rồi nhắn ai đôi lời, Chúa xuân đang về khắp nơi tưng bừng chào một mùa xuân mới sang! Chào một mùa xuân mới sang.

Xem Video:

 
Khúc Ca xuân
Sáng tác : NS Phạm Hoàng Long
Trình bày : CS Đan Trường

Download Video : Link 
Download mp3 : Link 

Lược sử đàn Piano (Dương cầm)

Lược sử đàn Piano

Dương cầm (Piano) (hình 01)


Hình 01 - Dương cầm (Piano)
 

Dương cầm, tên trong tiếng Việt của piano, là một nhạc cụ thuộc bộ gõ, rất phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới.
Ứng dụng
Đàn dương cầm có nhiều ứng dụng thực tế trong biểu diễn và sáng tác âm nhạc, trong nhiều thể loại âm nhạc: nhạc cổ điển và nhạc hiện đại.
Nhạc jazz
Piano được dùng phổ biến trong nhạc jazz, nó thường chơi solo như một nhạc cụ độc lập trên nền nhạc, hoặc cũng có thể đệm cho các nhạc cụ khác hoặc cho người hát.
Nhạc cổ điển
Có nhiều thể loại nhạc cổ điển được soạn riêng cho đàn dương cầm: sonata cho piano, concerto cho piano và dàn nhạc, mazurka, polonaise, rondo, nocturne...
Các thể loại nhạc khác
Piano đựơc dùng phổ biến trong các thể loại nhạc khác với vai trò là nhạc cụ đệm cho người hát, hoặc là nhạc cụ độc tấu các bản nhạc không lời được chuyển soạn cho piano.

Tiền thân
Harpsichord (hình 02)
Hình 02 - Harpsichord

Harpsichord là một nhạc cụ xuất hiện từ thế kỉ 15. Đó là một nhạc cụ có phím và dây, trong đó dây được gẩy bằng một mẩu lông quạ gắn ở cuối phím. Harpsichord có nhiều kiểu hình dáng và có thể có dạng giống như một chiếc piano lớn. Mặc dù harpsichord rất phổ biến trong vài thế kỉ và được nhiều nhà soạn nhạc lừng danh như J. S. Bach sử dụng, nó có một nhược điểm lớn: không có khả năng phát tiếng to nhỏ theo độ mạnh nhẹ khi bấm của người chơi.

Clavichord (hình 03)
Hình 03 - Clavichord

Clavichord là một trong những nhạc cụ phím đơn giản và nhỏ nhất mà âm thanh được phát ra bằng dây. Dựa trên các hình vẽ và ghi ghép, người ta cho rằng clavichord, với hình dạng giống như một số mẫu hiện còn tồn tại, đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ 15. Clavichord được sử dụng rộng rãi ở Tây Âu vào thời Phục hưng và ở Đức cho đến đầu thế kỉ 19, nhưng chỉ đựơc coi như một nhạc cụ để học và chơi chứ ít khi dùng để sáng tác. Khi người chơi bấm vào phím, một mảnh kim loại bật lên và đập vào dây đàn. Mảnh kim loại còn có tác dụng như một thanh chặn dây, và nốt nhạc được ngân lên cho đến khi phím đàn được thả ra. Hệ thống đơn giản này giúp cho người đọc kiểm soát được cường độtrường độ của âm thanh.

Pianoforte (hình 04)
Hình 04 - Pianoforte
Năm 1709, người thợ chế tạo harpsichord người Ý Bartolomeo Cristofori chế tạo chiếc piano đầu tiên trên thế giới gọi là piano et forte (mạnh và nhẹ). Không lâu sau, những người thợ khác tạo ra những chiếc pianoforte với búa. Tiếp đó, pianoforte thay thế harpsichord và clavichord bởi nó có những ưu điểm mà các nhạc cụ phím khác không có. Fortepiano là một nhạc cụ dây-búa có khả năng tạo ra những sự thay đổi âm thanh nhỏ thông qua sự bấm phím mạnh hay nhẹ của người chơi. Đến khoảng năm 1850, từ "fortepiano" được thay thế bởi từ "piano". Vào những năm đầu thế kỉ 18, piano không mấy thu hút được sự chú ý và ủng hộ. J.S. Bach có lẽ thích clavichord, nhạc cụ mà ông đã quen chơi và cũng là nhạc cụ chơi dễ hơn.

Piano vuông (hình 05)
Hình 05 - Piano vuông

Vào khoảng 1760, Johannes Zumpe chế tạo chiếc piano vuông kiểu Anh lần đầu tiên tại London (sau được biết đến với cái tên "piano vuông lớn"). Sau đó không lâu, BroadwoodLondonErardPháp cũng chế tạo ra những chiếc tương tự. Johann BehrendPhiladelphia trưng bày chiếc đàn vuông của ông vào năm 1775. Những chiếc đàn vuông này có tiếng hơi yếu yếu và không thể so sánh được với chiếc pianoforte lớn (kiểu có nắp rộng bản). Thêm vào đó, những chiếc piano vuông không có cơ cấu nhấc và búa của chúng không thể gõ vào dây một cách liên tục. Ngoài ra, búa đàn, làm bằng những mảnh gỗ nhỏ với một lớp da mỏng, đều cùng một kích thước dù chúng phải gõ lên những dây bass lớn nhất. Rất nhiều công ty sản xuất piano hàng đầu của Mĩ chế tạo những chiếc piano vuông lớn được đẽo nhằm mục đích trang trí trong suốt thập niên 1800, bao gồm Chickering, Knabe, SteinwayMathushek. Mặc dù trong suốt 75 năm sau đã có một số thay đổi về chế tạo đàn piano, chiếc piano vuông tiếp tục thống lĩnh thị trường, đặc biệt ở Mĩ.
Một sự tụt hậu trong những nhạc cụ phím đầu tiên, bao gồm cả những chiếc piano vuông đầu tiên, chính là sự yếu ớt trong âm thanh. Yêu cầu phải có những âm thanh mạnh mẽ hơn chỉ có thể được thỏa mãn với việc sử dụng những dây nặng hơn và một khung âm lớn hơn. Cách giải quyết này rất hạn chế bởi khung gỗ không thể chịu đựng nổi sức căng của những dây nặng đó. Vào khoảng năm 1825, Alpheus Babcock đã chế tạo một khung sắt hoàn chỉnh. Tuy nhiên, phải đến 1837 Jonas Chickering mới hoàn chỉnh cấu tạo và nhận được bằng sáng chế không lâu sau đó. Mặc dù vẫn có những tranh cãi rằng khung sắt ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng âm thanh, cuối cùng khung sắt vẫn được ủng hộ. Vào năm 1855, Steinway trưng bày chiếc piano vuông theo kiểu dây đan tại hội chợ thế giới ở Thành phố New York và chứng minh rằng nó là một đối thủ đáng gờm của về chế tạo piano của Chickering. Thiết kế mới về cách mắc dây này đã tạo ra một sự thúc đẩy mạnh mẽ cho sự nghiên cứu chế tạo piano trong tương lai.
Các kiểu đàn hiện tại
Chi tiết bên trong của một cây đại dương cầm. Những mày đàn nằm giữa ngựa đàn và điểm móc cho phép tạo thêm âm bội phụ, làm giàu cho những nốt cao.
Hiện nay, trên thị trường có 3 kiểu đàn dương cầm: dương cầm lớn, dương cầm đứng và kiểu lai giữa 2 loại trên. (hình 06)
Hình 06 – một phần cấu tạo trong đàn Piano

Hình 07 - Dương cầm lớn (Grand Piano)


Hình 08 - Dương cầm đứng (Upright Piano)


Hình 09 - piano điện (electric piano)

Những chiếc đàn đứng, dù chất lượng có cao đến mấy, không được những người chơi piano coi là nhạc cụ có chất lượng thuộc hàng chuyên nghiệp. Nhiều yếu tố dù đã được nghiên cứu hay chỉ là do sở thích là lí do cho sự đánh giá này. Một mục tiêu của các hãng sản xuất đàn đứng là mang lại chất lượng âm thanh giống như của đàn lớn cho những chiếc đàn đứng.
Hình dánh của chiếc đàn đứng, ban đầu được chế tạo để dùng trong nhà, tạo ra một cảm giác thiếu dễ chịu theo một hướng. Đồng thời cũng rất khó để người chơi đàn quan sát nhạc công, để khán giả nhìn thấy người chơi và để âm thanh tỏa ra một cách truyền cảm cho khán giả.
Những chiếc đàn lớn có một hệ thống phím tận dụng trọng lượng của phím khiến cho phím trở về vị trí ban đầu. Đàn đứng lại sử dụng lò xo. Hệ thống phím là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến âm thanh từ đàn piano và ảnh hưởng đến đánh giá của người chơi đàn về chất lượng âm thanh.
Những tấm chặn của đàn piano lớn có hiệu quả cao hơn bởi chúng chặn dây ở ngay chỗ búa gõ. Trong đàn đứng, những tấm chặn chặn ở bên dây và vì thế không đạt được hiệu quả như của đàn piano lớn. Tuy nhiên, hệ quả của quá trình chặn dây, một yếu tố rất quan trọng trong chất lượng âm thanh, lại chưa được nghiên cứu.
Hình dáng của đàn lớn thích hợp hơn đàn đứng. Đối với đàn lớn, cả 2 bên hộp cộng hưởng đều được mở ra khiến cho âm thanh phát ra mà không bị cản trở. Đối với đàn đứng, hộp cộng hưởng của đàn bị ngăn cách với phòng bởi vỏ đàn và thường ở rất gần tường. Kết quả là âm thanh của đàn đứng mềm và đục hơn của đàn lớn.
Hai chiếc đàn với cùng một hình dáng có thể có âm thanh hoàn toàn khác biệt bởi sự tinh xảo về cấu tạo. Đàn lớn tạo nên cảm giác phím chuẩn hơn, âm thanh tốt hơn, có những nguyên liệu tốt hơn và nhiều thứ khác. Những khác biệt do kĩ thuật chế tạo này có thể nghe thấy, và những người thợ sửa đàn có thể phân biệt được điều này.
Nhiều sự vượt trội về âm thanh của cây đàn lớn là do kích cỡ của nó so với cây đàn đứng hiện tại. Những ưu điểm khác là do vị trí nằm ngang của dây và hộp cộng hưởng tạo điều kiện tốt hơn cho âm thanh tỏa ra.
Dương cầm lai có ưu điểm của cả 2 loại trên: dây và hộp cộng hưởng nằm ngang, kích cỡ nhỏ có thể chứa trong phòng ở. Tuy nhiên, nó vẫn to hơn đàn đứng và chất lượng âm thanh, dù hơn đàn đứng, vẫn thua xa một cây đàn lớn đúng nghĩa.

 Học, học nữa, học mãi

Một số tác phẩm nổi bật dành cho từng nhạc cụ và tổng hợp

Một số tác phẩm nổi bật dành cho từng nhạc cụ và tổng hợp.

Music for the Violin

Piano Concerto No. 21, the second movement by Mozart
The Planets "Venus & Mercury" by Holst
Partita by Bach
Concerto for 2 Violins in D minor by Johann Sebastian Bach
Violin Concerto in D major  by Ludwig van Beethoven
Violin Concerto in D major by Johannes Brahms
Brandenburg Concerto by Johhann Sebastian Bach
Violin Concerto No. 1 in G minor by Max Bruch
Violin Concerto in E minor by Felix Mendelssohn
Violin Concerto No. 5 in A major by Wolfgang Amadeus Mozart
Violin and Piano Sonata No. 9 in A major opus 47 (Kreutzer) by Ludwig van Beethoven
Sonata no. 1 in G major, opus 78 by Johannes Brahms
Scheherazade by Rimsky-Korsakov
Siegfried (Act III) by Wagner

Music for The Viola

Trauermusik (Music of Mourning) by Paul Hindemith
Viola Concerto in G major by Georg Philipp Telemann
Viola Concerto by William Walton
Partita by Bach
Sonata for Viola and Piano opus 25, no. 1 by Paul Hindemith
Sonata in E-flat major, opus 5, no. 3 by Johann Hummel
Harold in Italy by Hector Berlioz
Don Quixote by Richard Strauss
Enigma Variations (Var. VII) by Elgar

Music for the Cello

William Tell Overture by Tchaikovsky
Symphony No. 3 the third movement by Brahms
Cello Concerto in B minor by Antonin Dvorak
Cello Concerto no. 1 in C major by Joseph Haydn
Variations on a Rococo Theme for Cello and Orchestra by Peter Tchaikovsky
Sonata for Cello and Piano by Claude Debussy
La Mer (The Sea)(first movement) by Claude Debussy
Don Quixote (the cello actually plays the mixed-up man of La Mancha) by Richard Strauss
Gloria in D 1st movement by Vivaldi - This has a chorus singing too.
Fantasy for Flute and Chamber Orchestra by Gabriel Faure
Sonata for Flute and Piano by Francis PoulencPrelude to the Afternoon of a Faun by Claude Debussy
Symphony no. 4 (fourth movement) by Johannes Brahms
La Gazza Ladra Overture (The Thieving Magpie) by Gioacchino Rossini (piccolo)
Fourth Symphony (Scherzo) by Tchaikovsky

Music for the bass

Double Bass Concerto in E major by Karl Ditters von Dittersdorf
Concerto in D by Haydn
Concerto in G major by Domenico Dragonetti
Arpeggione Sonata by Franz Schubert
Sonata in A minor by Henri Eccles
Symphony no. 9 (fourth movement) by Ludwig van Beethoven
Symphony no. 1 (third movement) by Gustav Mahler
Pulcinella Suite by Igor Stravinsky
A Midsummer Night’s Dream (Act III), by Britten

Music for the Flute & Piccolo

Suite No. 2 by J. S. Bach
A Midsummer Night's Dream Overture and Scherzo by Mendelssohn
Prelude al'Apres-midi d'un faune by Debussy
Egmont Overture by Beethoven
Lieutenant Kije Symphonic suite by Prokofiev
Flute Concerto in D major by Wolfgang Amadeus Mozart

Music for the Oboe

Violin Concerto opening melody in the second movement by Brahms
Symphony No. 88 third movement by Haydn
Concerto for Violin and Oboe in C mino by Johann Sebastian Bach
Oboe Concerto by Ralph Vaughn Williams
Oboe Concerto in D major by Richard Strauss
Three Romances for oboe and piano, opus 94 by Robert Schumann
Trio in C major for two oboes and English horn, opus 87 by Ludwig van Beethoven
Violin Concerto second movement by Johannes Brahms (oboe solo at beginning)
Symphony no. 1 second movement by Johannes Brahms
Le Tombeau de Couperin by Maurice Ravel
Overture to La Scala di Seta (The Silken Ladder) by Gioacchino Rossini
Eighth Symphony (slow movement) by Schubert
The Swan of Tuonela by Sibelius (English horn)

Music for the Clarinet

Symphony No. 38 the third movement by Mozart
Der Freischutz overture by Weber
Symphony No. 1 first movement by Sibelius
Premiere Rhapsodie by Debussy
Clarinet Quintet in A major by W. Mozart
Divertimento No. 2 by Wolfgang Mozart - This is a clarinet trio.
Incidental Music to A Midsummer Night's Dream by Felix Mendelssohn
Francesca da Rimini by Tchaikovsky
Konsertstuck No. 2 op. 114 by Felix Mendelssohn

Music for the Bassoon

Symphony No. 5 the third movement by Tchaikovsky
The Sorcerer's apprentice by Dukas
Mother Goose Suite by Ravel
Peter and the Wolf (sound of the grandfather) by Sergei Prokofiev
The Rite of Spring (opening) by Igor Stravinsky
Bassoon Concerto in B-flat major by Mozart
Symphonie fantastique (fourth movement) by Hector Berlioz
Sheherazade (second movement) by Nicolai Rimsky-Korsakov
Piano Concerto for Left Hand (opening bars) by Ravel

Music for the French Horn

Peter and the Wolf  by S. Prokofiev - the horns represent the wolf
Rhapsody in Blue by Gershwin
Der Freischutz by Weber
Konzertstuck by Schumann
Till Eulenspiegel a symphonic poem by Richard Strauss
Concertos for Horn by W. A. Mozart
Concerto in D major by J. Haydn
Symphony No. 3 Eroica  the third movement by Beethoven

Music for the Trumpet & Cornet

Trumpet

The Prince of Denmark's March by J. Clarke
Leonore by Beethoven
Trumpet Concerto in D Major by L. Mozart
Trumpet Concerto in D Major by M. Haydn
Flight of the Bumblebee by Rimsky-Korsakov
The King's March by J. Clarke
Concerto in C Major by Vivaldi

Cornet

Carmen by Bizet
Faust by Berlioz
The Story of a Soldier by Stravinsky
Lieutenant Kije by Prokofiev

Music for the Trombone

"Tuba Mirum"  in Requiem by W. Mozart
Don Giovanni by W. Mozart
During  the storm in the "Pastoral" symphony by Beethoven
Le Sacre du printemps by Stravinsky
March to the Scaffold from Fantastic Symphony by Berlioz
Prelude to Act III of Lohengrin by Wagner

Music for the Tuba

Pictures at an Exhibition the solo in Bydlo by Ravel
Dies Irae main theme from Symphonic Fantastique by H. Berlioz
Horn Concerto No. 4 in E flat major by Mozart
Serenade for Tenor, Horn and Strings by Britten
Horn Concerto No. q in E flat major by Richard Strauss

Music for the Percussion

Symphony No. 103 "Drum Roll" by Haydn
Symphony No. 9 "Choral" by Beethoven
Till Eulenspiegel by Strauss
Bolero by Ravel
Symphony No. 9 "Choral" by Beethoven
"Polovtsian Dances" by Borodin
Symphony No. 4 in F by Tchaikovsky
Piano Concerto in F by Gershwin
Prelude to Carmen by Bizet
Fantasy overture from Romeo and Juliet by Tchaikovsky
Piano Concerto No. 1 by Liszt
Rhapsody in Blue by Gershwin
The Carnival of the Animals by Saint- Saens
The Planets by Holst

 Học, học nữa, học mãi.

Tổng quan về Dàn Nhạc Giao Hưởng

Tổng quan về Dàn Nhạc Giao Hưởng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia - Sưu tầm
Hình 01 - Dàn nhạc giao hưởng München, 2008

Dàn nhạc giao hưởng là một tổng thể về biên chế các nhạc cụ được sử dụng theo những nguyên tắc nhất định nhằm phục vụ cho việc diễn tấu một tác phẩm giao hưởng. Hình thành từ thế kỷ 17, dàn nhạc giao hưởng trưởng thành cùng với âm nhạc giao hưởng. Qua các tác phẩm của Haydn, Mozart, Beethoven, Richard Wagner, Johannes Brahms, Tchaikovsky... dàn nhạc giao hưởng dần phát triển và được Maurice Ravel, Claude Debussy... hoàn thiện như ngày nay.
Với bốn bộ nhạc khí dây, gỗ, đồng, gõ và thêm một số nhạc cụ bổ sung, dàn nhạc giao hưởng là dàn nhạc cỡ lớn, biên chế trên 50 nhạc công, đôi khi lên tới 100 nhạc công. (hình 01)

Lịch sử

Các dàn nhạc ban đầu xuất hiện với quy mô nhỏ trong các buổi lễ tôn giáo, các nghi thức và phục vụ cho biểu diễn opera, ba lê. Các gia đình quý tộc của Ý từ thế kỷ 14, 15 cũng đã có các nhạc công phục vụ cho những buổi tiệc tùng, khiêu vũ.
Sự ra đời của nền khí nhạc thế tục kéo theo sự ra đời của dàn nhạc xuất hiện cùng và trong sự rút lui của các đàn violon kiểu cũ. Những dàn nhạc của thể loại opera và ba lê đầu tiên thường có biên chế nhỏ và không đồng nhất, gồm các nhạc cụ như đàn luth, viole, flute, hautbois, trombone, harpe và các loại trống. Dần dần vai trò quan trọng của bộ dây kéo được xác lập, cây đàn violon với âm thanh thánh thót, đầy đặn đã thay thế vị trí của viole.
Từ giữa thế kỷ 17, các thể loại giao hưởng và các concerto độc lập cho dàn nhạc bắt đầu phát triển và dàn nhạc cổ điển cũng dần hình thành. Claudio Monteverdi đã đem tư duy bốn bè vào dàn nhạc. Trước đó các nhạc sĩ viết rất tự nhiên cho 3 hoặc 5 bè và có thể kéo như thế từ đầu đến cuối tác phẩm. Monteverdi cũng là người đầu tiên sử dụng kỹ thuật cá nhân và biết vận dụng các tính năng riêng biệt của từng nhạc cụ nhằm mục đích tăng cường tính kịch.
Hình 02 - Dàn nhạc Opéra Garnier, tranh Edgar Degas, 1870
Do đặc diểm của âm nhạc thời kỳ này là âm nhạc phức điệu nên các nhạc sĩ đi sâu vào việc tìm tòi những âm sắc phong phú để phân biệt rõ từng bè của dàn nhạc. Không chỉ là một tập hợp các nhạc cụ, dàn nhạc dần được tổ chức lại. Đồng thời chức năng của nhiều nhạc cụ cũng thay đổi, clavecin với âm thanh yếu ớt, không có bản sắc đã bị lãng quên và các nhạc sĩ dùng bộ dây và bộ hơi để thay cho nhiệm vụ của nó. Nhạc cụ dây được cải tiến, sáo ngang thay thế sáo dọc, kèn cornet gỗ biến mất... đưa kèn cor vào dàn nhạc. Thủ pháp biểu diễn mới của dàn nhạc cũng xuất hiện, đáng lưu ý nhất là thủ pháp lớn dần (crescendo), chúng đã gây hiệu quả sửng sốt cho người nghe thời bấy giờ.
Đến thế kỷ 18, violon chiếm ưu thế tuyệt đối trong dàn nhạc và những nhạc cụ dây trở thành nền tảng. Các nhạc cụ flute, hautbois, basson hợp lại thành một nhóm, trompette và timbales của dàn nhạc nhà thờ được bổ sung thêm và phần hòa âm được sự hỗ trợ tích cực của đàn clavecin. Có thể thấy biên chế dàn nhạc này trong các tác phẩm của Bach, Händel, Vivaldi... Các dàn nhạc giao hưởng nổi tiếng thời kỳ này có thể kể đến GewandhausLeipzigdàn nhạc của thành phố Mannheim. Dàn nhạc Mannheim gồm: 30 đàn dây, 2 flute, 2 hautbois, 2 basson, 2 trompette, 4 cor và các timbales. Sau đó, clarinette được bổ sung vào bộ hơi. Đây cũng là thành phần của dàn nhạc giao hưởng thời kỳ cổ điển mà Haydn, MozartBeethoven thời kỳ đầu thường dùng.
Dàn nhạc giao hưởng lớn xuất hiện cùng các bản giao hưởng cuối của Beethoven. Qua các tác phẩm của Richard Wagner, Johannes Brahms, Tchaikovsky... dàn nhạc mang thêm những màu sắc mới. Các nhạc cụ hơi và gõ được tăng thêm, cũng dẫn đến việc tăng cường nhạc cụ dây. Giữa thế kỷ 19, nhạc giao hưởng đã phát triển đến đỉnh cao. Các nhạc cụ cũng được thử nghiệm, cải tiến theo nhu cầu diễn đạt nội dung tác phẩm với những tương phản về cường độ, sắc thái. Việc sáng chế bộ phận piston làm thay đổi bộ mặt của kèn đồng trong dàn nhạc. Các nhạc sĩ cũng đưa vào dàn nhạc các nhạc cụ mới cùng các thủ pháp biểu diễn. Hector Berlioz đã đưa thêm vào tổng phổ mình những nhạc cụ như piccolo, cor anglais, clarinette basse, cornet, harpe và nhiều nhạc cụ gõ. Thành phần dàn nhạc của Berlioz rất đồ sộ, được xem như một tổ chức của dàn nhạc giao hưởng hiện đại.
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, hai nhạc sĩ người Pháp Maurice RavelClaude Debussy lại mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển của dàn nhạc giao hưởng. Tổng phổ của Ravel và Debussy đã làm mọi người ngạc nhiên về nghệ thuật phối màu, về sự kết hợp sáng tạo âm sắc và sự tận dụng những kỹ thuật, kỹ xảo của các nhạc cụ. Thế kỷ 20 là thế kỷ đánh dấu thời kỳ phát triển rực rỡ của âm nhạc viết cho dàn nhạc và cũng là thời kỳ mà dàn nhạc giao hưởng đạt đến những đỉnh cao mới về cấu trúc cũng như về nghệ thuật biểu diễn.

Biên chế của dàn nhạc

Biên chế của dàn nhạc tức số lượng nhạc cụ, tương ứng với nhạc công, của dàn nhạc. Số lượng và chủng loại nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng có thể thay đổi, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo bốn bộ nhạc khí chính: bộ gỗ, bộ đồng, bộ gõbộ dây. Ngoài ra còn một số nhạc cụ có thể bổ sung như Piano, đàn Harpe, Ghi-Ta, Saxophone...
Ngày nay, một dàn nhạc giao hưởng đầy đủ là dàn nhạc hai quãng, tức mỗi nhóm nhạc cụ hơi - bộ gỗ và bộ đồng - gồm hai cây kèn. Tương tự có dàn nhạc ba quãng và dàn nhạc bốn quãng. Biên chế dàn nhạc được cân bằng theo nguyên tắc về âm lượng các nhạc cụ: nếu số lượng kèn hơi tăng lên thì số lượng nhạc cụ dây và trống định âm cũng tăng theo tỷ lệ tương ứng. Trong dàn nhạc giao hưởng, vĩ cầm được chia làm hai bè: Violon I và Violon II. (hình 03)
Hình 03 - Biên chế dàn nhạc Giao Hưởng
Ở bộ đồng, thay vì 3 Trombone có thể dùng 2 Trombone cộng một Trombone Basse. Bộ gõ có thể thêm một vài nhạc cụ khác, tùy theo tác phẩm. Có thể thấy biên chế của cả ba dàn nhạc hai, ba và bốn quãng đều có số lượng nhạc cụ Trombone như nhau, gồm ba Trombone hoặc hai Trombone và một Trombone Basse. Nhưng đôi khi trong dàn nhạc bốn quãng, có thể sử dụng tới bốn Trombone. Ba Trombone và một Tuba trong dàn nhạc được xem như bốn bè của hợp xướng đảm trách phần trầm.
Tùy theo tác phẩm, biên chế của dàn nhạc có thể thay đổi. Số lượng nhạc cụ và chủng loại có thể nhiều hoặc ít hơn biên chế thông thường.

Nhạc trưởng

Bài chi tiết: Nhạc trưởng
Nhạc trưởng là người chỉ huy toàn bộ dàn nhạc. Nhạc trưởng cần hiểu rõ hòa âm, bản chất âm nhạc của tác phẩm. Ở giai đoạn chuẩn bị, công việc của nhạc trưởng mang tính cá nhân. Sau đó, nhạc trưởng chỉ huy việc tập luyện cùng các nhạc công. Cuối cùng, khi biểu diễn, nhạc trưởng qua các động tác, chỉ huy dàn nhạc về nhịp độ, giúp các nhạc cụ vào đúng thứ tự, chỉ dẫn về sắc thái...
Trong một dàn nhạc nhỏ thích phòng, một nhạc công có thể kiêm nhiệm vai trò nhạc trưởng. Nhưng điều này không xảy ra với dàn nhạc giao hưởng lớn.


Hình 04 - Vị trí, cấu trúc Dàn Nhạc Giao Hưởng
Hình 05 - Vị trí, cấu trúc Dàn Nhạc Giao Hưởng

A. Bộ dây
Bộ dây giữ vai trò quan trọng, gần như then chốt trong dàn nhạc giao hưởng, được sử dụng thường xuyên trong suốt tác phẩm. Các nhạc cụ bộ dây có kỹ thuật phong phú, âm sắc đồng nhất, hài hòa và có sự thống nhất chặt chẽ. Khác với bộ đồng và bộ gỗ, câu nhạc không quá dài bởi phụ thuộc hơi thổi của nhạc công, thời gian diễn tấu của bộ dây không bị hạn chế. Âm vực rộng, ngoài phần đảm nhận giai điệu, bộ dây còn đảm nhiệm phần hòa âm. Bộ dây là bộ duy nhất trong dàn nhạc có thể tự đảm nhận toàn bộ hòa thanh mà không cần sự hỗ trợ của các bộ khác. Trong tổng phổ, bộ dây đặt nằm dưới cùng, xem như làm nền cho toàn bộ dàn nhạc.
Các nhạc cụ bộ dây có cấu tạo tương tự, chỉ khác nhau về kịch cỡ. Âm thanh được phát bằng cách dùng vĩ (Archet) tác động vào dây. Riêng Đàn Harpe là nhạc khí bổ sung nhưng cũng được xếp vào bộ dây. (hình 06)
Hình 06 - Bộ dây
Violon

Trong bộ dây, violon có ưu thế nhất về mặt kỹ thuật, khả năng biểu diễn mọi sắc thái, tình cảm. Có âm khu cao nhất, violon thường được đảm nhận giai điệu. Các violon được chia thành hay nhóm: Violon I và Violon II.
Nhóm violon I: Dùng để đi giai điệu với mọi tốc độ. Violon I đảm nhiệm giai điệu một cách độc lập, vững vàng với âm chất thuần nhất. Cũng có thể phối hợp Violon I với Viola, Violoncelle đi đồng âm hoặc cách quảng 8. Phối hợp với nhạc cụ bộ gỗ như Flute, Hautbois, Clarinette đồng âm hay cách quảng 8 làm dịu tiếng kèn gỗ. Đôi khi, vioLon I cũng kết hợp với kèn cor.
Nhóm violon II: Dùng đi bè hòa âm, có tính chất phụ họa. Violon II có thể kết hợp với các nhạc khí cùng bộ, cả Violon I, để đi các âm hình hòa âm, tiết tấu.
Trong một số đoạn, có thể chỉ có một violon độc tấu hoặc vài violon cùng diễn tấu. Cách này cho phép người chơi Violon sử dụng được hết các kỹ xảo tinh tế mà toàn bộ khối không thể phát huy được. Thủ pháp này cũng tạo sự tương phản giữa tập thể dàn nhạc và âm thanh đơn độc của riêng một cây đàn, tạo xúc cảm cho người nghe.
Viola
Viola có hình dáng, cấu trúc tương tự Violon, nhưng kích thước lớn hơn. Mọi thủ pháp thủ pháp của violon có thể sử dụng cho viola, nhưng kém linh hoạt hơn. Âm thanh của Viola trầm và tối hơn Violon. Với một giai điệu du dương, Archet kéo hết và rung ngân sẽ có một âm sắc giống Violoncelle. Ngược lại, nếu không rung, Archet kép nhẹ, phớt, thì âm thanh giống Basson.
Trong dàn nhạc, vai trò của Viola mờ nhạt hơn Violon. Chức năng chính của Viola là cầu nối giữa Violon và Violoncelle, giữ vai trò phụ họa, dùng chơi các âm hình, làm đầy đủ cho các bè hòa âm. Đôi lúc đi giai điệu chính một mình hoặc kết hợp với Haubois, Clarinette, Basson, đi đồng âm hay cách quãng 8. Viola có tính trang trí màu sắc.
Violoncelle
Violoncelle kích thước lớn hơn hẳn Viola và có chân chống để đặt đứng khi diễn tấu. Trong bộ dây, Violoncelle có vị trí quan trọng gần bằng Violon và âm sắc cũng gần Violon hơn là Viola. Ưu thế của Violoncelle là âm sắc gần giọng hát nam tính, diễn cảm sâu sắc và phong phú về kỹ thuật.
Trong dàn nhạc, Violoncelle có chức năng làm bè trầm cho bộ dây, kết hợp với Contrebasse. Violoncelle có thể độc tấu ở âm khu trầm, kết hợp với viola ở âm khu trung hay cùng Violon II ở bè giữa và với violon I chơi giai điệu chính ở âm vực cao. Ngoài ra Violoncelle còn có thể kết hợp với Cor, Basson đi đồng âm hoặc cách quãng 8.
Contrebasse
Contrebasse là khí nhạc có kích thước lớn nhất và âm thanh trầm nhất trong bộ dây. Vai trò của Contrebasse chủ yếu làm bè trầm cho cả dàn nhạc. Đi bè trầm, Contrebasse không cần nhạc cụ khác hỗ trợ. Contrebasse cũng thường kết hợp với Violoncelle cách 1 quãng 8 hoặc các nhạc khí trầm của bộ khác. Đi giai điệu, Contrebasse chơi những giai điệu chậm rãi, nghiêm trang hoặc có màu sắc tối tăm, đe dọa, nhiều kịch tính.

B. Bộ gỗ

Các nhạc cụ bộ gỗ được chia thành bốn nhóm: Flute, Hautbois, ClarinetteBasson. Đặc điểm của bộ gỗ là không đồng nhất, mỗi nhạc cụ trong cùng một nhóm cũng có sự khác biệt giữa các âm vực. Các nhạc khí của bộ đều có thể diễn tấu giai điệu một cách độc lập với âm sắc riêng. Âm vực của toàn bộ bộ gỗ lớn hơn các bộ khác. Piccolo là nhạc khí cao nhất, Bassoon là nhạc khí trầm nhất dàn nhạc. Tuy bộ gỗ phong phú về phương thức thể hiện giai điệu nhưng âm thanh hơi kém du dương, cường độ cũng kém mạnh. Kỹ thuật bộ gỗ không phong phú như bộ dây, câu nhạc không thể kéo quá dài bởi phụ thuộc hơi người thổi. (hình 07)
Hình 07 - Bộ Gỗ
1. Flute
Flute là nhạc cụ chính của nhóm flute. Flute có âm sắc êm, dịu dàng, nhiều chất thơ, có tính sầu bi ở tốc độ chậm, càng lên cao càng sáng, nhưng thật cao sẽ chói, âm sắc lạnh. Ở âm vực trầm, Flute có âm thanh yếu, khó tròn nên ít dùng trong hòa tấu. Ở âm vực giữa, âm thanh trong, thích hợp mọi cường đô, sắc thái, thường dùng đi giai điệu. Flute là nhạc khí linh hoạt, nhưng câu nhạc cần ngắt để lấy hơi. Trong dàn nhạc, dùng để đi giai điệu, Flute có thể kết hợp với Violon, Clarinette, Hautbois, Basson.
Nhóm Flute còn có Piccolo, hay còn gọi Petite Flute, tức Flute nhỏ. Đây là nhạc khí cao nhất trong dàn nhạc giao hưởng, nhưng ít xuất hiện trong dàn nhạc nhỏ.
2. Hautbois
Hautbois có âm sắc giọng mũi, biểu hiện nội tâm, có tính ca xướng. Ở âm vực trầm, Hautbois thô đặc, âm vực cao thì âm sắc chói, gần tiếng chim, lên quá cao tốn hơi, căng thẳng, không tự nhiên. Ở âm vực giữa, Hautbois ngọt ngào, sử dụng dễ dàng các sắc thái. Câu nhạc cho Hautbois có thể khá dài nhưng kém linh động so với Flute. Trong dàn nhạc, Hautbois dùng để chơi những giai điệu khoan thai, duyên dáng, đôi khi hài hước, châm chọc. Hautbois được kết hợp với Flute, Clarinette, Basson để đi đồng âm. Kết hợp với bộ dây, âm sắc Hautbois sẽ mượt mà mềm mại hơn.
Trong nhóm Hautbois còn có Cor Anglais, hay Hautbois Alto. Tương tự Hautbois, nhưng Cor Anglais kém linh hoạt hơn. Ở âm vực trầm, Cor Anglais có tiếng hơi thô, nhưng kịch tính, âm vực cao sẽ thiếu chính xác và thường được dùng để đi giai điệu ở âm vực giữa.
3. Clarinette
Giống như Hautbois, nhưng Clarinette là kèn dăm đơn. Clarinette có nhiều kỹ sảo, biểu hiện các sắc thái và là nhạc cụ duy nhất trong bộ gỗ có thể khống chế tốt được cường độ. Trong dàn nhạc, Clarinette có ba loại: Clarinette giọng Si_b, Clarinette giọng La và Clarinette giọng Do. Phổ biến hơn cả là Clarinette giọng Si_b và giọng La. Ở âm vực trầm, Clarinette mang kịch tính, đe dọa. Âm vực giữa xấu nhất nên không dùng để đi giai điệu. Âm vực cao, Clarinette đẹp, mang giọng nữ, ít tốn hơi. Trong dàn nhạc, Clarinette có thể kết hợp với flUte, Hautbois, Cor Anglais, Basson hay cùng Violon, Viola. Ngoài ra Clarinette cũng cùng với các nhạc khí bộ gõ giữ vai trò hòa thanh đệm.
Cùng nhóm Clarinette còn có Clarinette Basse, Clarinette Piccolo, Clarinette Alto, Clarinette Contrebasse... Trong đó Clarinette Contrebasse là nhạc khí trầm nhất trong nhóm, nhưng ít sử dụng. Thay vào đó, Clarinette Basse xuất hiện thường xuyên làm kèm trầm của nhóm và là thành viên cố định trong dàn nhạc.
4. Basson
Basson có kích thước lớn hơn nhiều so với Clarinette, xuất hiện và tham gia dàn nhạc giao hưởng trước Clarinette, có mặt cùng với Flute và Hautbois từ thế kỷ 18. Âm thanh của Basson hơi tối, gợi kịch tính hoặc chấm biếm, hài hước. Ở âm vực trầm, Basson đặc, dày và tốn hơi. Âm vực giữa đầy đặn, mềm mại. Lên âm vực cao bị nén và căng thẳng. Các nốt cực cao khó thổi nên ít sử dụng. Tuy cồng kềnh, nhưng Basson lại có kỹ thuật linh hoạt. Trong dàn nhạc, Basson được phối hợp với thường kết hợp với Violoncelle đôi khi cả với Contrebasse để làm đầy phần trầm cho dàn nhạc. Âm thanh tối, Basson dùng để đi các giai điệu nghẹn ngào, xót xa.
Nhạc khí cùng nhóm là Contrebasson. Đây là nhạc khí trầm nhất bộ gỗ, cùng là trầm nhất dàn nhạc. Kích thước lớn, kém linh hoạt, Contrebasson chỉ dùng làm bè trầm chứ không đi giai điệu. Contrebasson ít xuất hiện trong dàn nhạc nhỏ và trung bình.

C. Bộ đồng

Trong dàn nhạc giao hưởng bộ đồng gồm bốn loại chính: Cor, Trompette, Trombone, Tuba và đôi khi có thêm Cornet. Âm lượng các nhạc khí bộ đồng tuy không lớn bằng nhau nhưng âm sắc tương đối thống nhất hơn bộ gỗ. Khác bộ dây, bộ đồng ít khi được sử dụng liên tục mà xuất hiện trong thời gian ngắn với vai trò nổi bật, mang tính kêu gọi, thúc dục, hùng tráng. Khi diễn tả đau buồn, bộ đồng có dáng dấp đường bệ, uy nghi. Ưu điểm lớn nhất của bộ đồng chính là uy lực mạnh mẽ không có ở bộ dây và bộ gỗ. Nhưng ngược lại, bộ đồng biểu hiện tình cảm không đa dạng, nhiều sắc thái như các nhạc cụ bộ dây và bộ gỗ. (hình 08)
Hình 09 - Bộ Đồng

Cor
 Kèn cor có âm sắc đẹp, thi vị, vừa mềm mại như tính chất kèn gỗ vừa kiên nghị như kèn đồng, thích hợp với nét giai điệu dài. Ở âm vực cực trầm, kèm Cor nặng, không nhạy và tốt hơn ở âm vực trầm. Âm vực giữa, kèn Cor uyển chuyển, phong phú, phù hợp các giai điệu trữ tình. Lên âm vực cao, Cor sáng, rực rỡ, nhưng quá cao sẽ vỡ, căng thẳng. Cor thích hợp giai điệu khoan thai, chơi tốc độ nhanh khó chính xác. Trong dàn nhạc, Cor được dùng để đi giai điệu chính, độc lập hoặc kết hợp với bộ gỗ và bộ dây. Cor cùng đi bè trầm cùng Basson hoặc Contrebasse. Với khả năng đặc biệt, Cor được dùng để tạo các hiệu quả bất ngờ hoặc tăng cường sắc thái, cường độ.
Trompette
Trompette là nhạc khí linh hoạt nhất trong bộ đồng, có tiếng mạnh, chất kim loại rõ rệt, diễn cảm dứt khoát, có uy lực. Ở âm vực trầm, Trompette kém ổn định, lên âm vực cao sẽ chói, nặng, khó chơi và cực cao sẽ mất chính xác. Âm vực tốt nhất cho Trompette là âm vực giữa, âm sắc sẽ mềm mại, ngọt ngào hoặc rắn rỏi, khí thế. Trong dàn nhạc, Trompette có thể diễn tả giai điệu trữ tình say đắm, cũng có thể tác động thúc giục, kêu gọi. Với ưu điểm lớn tiết tấu rõ, mạnh, Trompette rất phù hợp với các giai điệu nghiêm trang, hùng tráng.
Cùng nhóm Trompette còn có CornetPetite Trompette. Cornet có âm thanh, yếu, ít vang nhưng ấm hơn. Petite Trompette, tức Trompette nhỏ, được dùng bổ sung cho Trompette ở âm khu cao.
Trombone
Kèn Trombone có hai kiểu: Trombone à coulisse và Trombone à pistons. Trombone à pistons sử dụng piston, còn Trombone à coulisse điều chỉnh cao độ bằng cách kéo dài hoặc rút ngắn ống hơi - là loại phổ biến nhất. Kèn Trombone có ba giọng: Alto, Tenor và Basse. Trong dàn nhạc giao hưởng, phổ biến nhất là Trombone Tenor. Ở âm vực cực trầm, Trombone tối, đe dọa, nặng nề, được dùng làm âm nền. Càng lên cao, âm sắc Trombone càng sáng và khỏe hơn. Âm vực giữa là tốt nhất, mềm mại hoặc mãnh liệt. Lên âm vực cao sẽ căng thẳng, mất tự nhiên. Điều khiển bằng ống hơi nên trombone không thể linh hoạt như Trompette, câu nhạc cũng không dài vì ảnh hưởng thế tay. Trong dàn nhạc, Trombone sử dụng cho các nét chấm phá, góp tiếng mãng liệt cùng bộ đồng. Trombone có thể độc tấu giai điệu hùng tráng hay diễn tả thúc giục, kêu gọi. Trombone cũng giữ vai trò hòa âm hay nhấn tiết tấu ở các đoạn cao trào.
Tuba
Tuba có kích thước lớn, âm thanh thô, chậm, nặng và trầm nhất trong bộ đồng. Ở âm vực cực trầm, tuba có âm thanh không tốt. Âm vực trầm sẽ dày, chắc chắn nhưng nặng và chậm. Âm vực giữa tiếng vang, đầy đặn, thích hợp khoan thai, nghiêm trang. Lên âm vực cao, tiếng tuba bị nén, căng thẳng nên ít khi sử dụng. Vì ống kèn Tuba rất dài nên người chơi tốn hơi và hơi phát ra chậm nên chỉ phù hợp với câu nhạc ngắn, giai điệu chậm rãi. Với đặc tính nghiêm trang, trầm hùng có uy lực, Tuba thường bổ sung cho phần trầm của khối kèn đồng và toàn bộ dàn nhạc tạo sự vững chãi về hòa âm. Ngoài ra Tuba cùng có thể diễn tấu các giai điệu chậm và ngắn hoặc tham gia những chỗ quyết định, tạo hiệu quả đặc biệt.

D. Bộ gõ

Hình 09 - Nhạc khí gõ định âm - Timbales

Bộ gõ trong dàn nhạc giao hưởng gồm hai loại: định âm và không định âm. Chất liệu của các nhạc khí bộ gõ cũng đa dạng, từ da, gỗ đến kim khí. Trong dàn nhạc, bộ gõ có tác dụng gợi màu sắc, tạo bối cảnh đặc biệt, gây cảm giác rõ rệt về tiết tấu. Trong tác phẩm có tính chất vũ đạo, bộ gõ được khai thác triệt để. Thời gian xuất hiện của bộ gõ không dài, đôi khi chỉ một vài đoạn. Trong tổng phổ, bộ gõ được đặt trên bộ dây, dưới bộ đồng nhưng không cố định số lượng nhạc cụ. Bộ gõ cũng thường không nhất thiết có sự sắp xếp thứ tự như các bộ khác. Các nhạc cụ không định âm không cần dùng đến khuôn nhạc, chỉ cần biểu hiện các hình thức ghi trường độ theo những tuyến tiết tấu nào đó.

I - Các nhạc khí gõ định âm

Timbales: Loại trống định âm được sử dụng nhiều nhất. Timbales có ba loại: Trống lớn, trống trung, trống nhỏ. Thường timbales có hai trống trở lên và mỗi trống có một số âm nhất định. Số lượng trống tùy theo nhu cầu từng tác phẩm. Timbales có thể gây tác động kích thích, kêu gọi hay tạo những bối cảnh âm u, mờ ảo.
Campanelli: Có hai loại, dùng dùi kim lại hoặc phím đánh như piano. Âm sắc campanelli sẽ lóng lánh, thanh thót nếu dùng dùi kim loại và sẽ linh hoạt hơn nếu dùng phím đánh. Campanelli có tính trang trí, tô điểm, tạo cảm giác trong sạch, yên tĩnh.
Xilophone: Giống như campanelli nhưng cấu tạo bằng chất liệu gỗ và sử dụng dùi cũng bằng gỗ. Âm sắc xilophone độc đáo, hơi khô khan sắc nhọn nhưng không vang ngân.
Trong các nhạc khí bộ gõ định âm còn có marimba, vibraphone, celesta hay campana nhưng ít được sử dụng hơn.

II - Các nhạc khí gõ không định âm

Triangle: còn được gọi kẻng ba góc, là một thanh kim loại uốn thành hình tam giác, treo trên dây và dùng dùi kim lại gõ vào thành của nhạc khí. Tuy không có cao độ nhất đinh, nhưng âm thành triangle trong trẻo, tươi tắn.
Tambourine: còn gọi là trống lục lạc, được treo những chuông để rung, tang trống có thêm những miếng kim lại mỏng. Khi chơi, tay trái cầm trống, tay phải gõ vào mặt trống hoặc lắc khiến các chuông rung.
Hình 10 - Nhạc khí gõ không định âm - Tambourine
Ngoài ra dàn nhạc còn có thể thêm Tambour Militaire - có nghĩa trống quân đội - Cymbales (chũm chọe), Grosse Caisse, Tam-Tam (chiêng), Castagnette.

E. Các nhạc khí bổ sung

Các nhạc khí bổ sung cho dàn nhạc giao hưởng rất đa dạng. Ở từng quốc gia, với mỗi tác phẩm, dàn nhạc có thể được bổ sung các nhạc khí khác nhau.
Đàn harpe: Mang hình tam giác với 40 đến 47 dây. Harpe là loại đàn rất cổ nhưng đến cuối thế kỷ 19 mới xuất hiện trong biên chế dàn nhạc và được xếp chung với bộ dây.

Hình 11 - Nhạc khí bổ sung - Đàn harpe
Saxophone: Được cấu tạo hoàn toàn bằng kim loại nhưng miệng thổi dùng dăm đơn giống clarinette. Âm sắc của Saxophone ở trung gian giữa bộ gỗ và bộ đồng.
Một số nhạc khí khác như Ghi-Ta, Mandoline, Orgue, Synthesizer xuất hiện trong nhiều tác phẩm nhưng không phải thành viên cố định. Riêng Piano, nhờ tính năng phong phú dần trở thành nhạc khí của dàn nhạc giao hưởng cận đại và đương đại.

Tham khảo

  • Phối khí cho dàn nhạc giao hưởng

Xem thêm

Liên kết ngoài

 Học, học nữa, học mãi.