Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

CÁC THỂ LOẠI CỦA JAZZ

CÁC THỂ LOẠI CỦA JAZZ

1 - Ragtime:
Khởi nguyên của Jazz, ra đời khoảng năm 1895, là sự kết hợp của điệu vũ xin bánh Cakewalks ở Châu Phi, những bài hát Coon Songs của người Mĩ da đen, và âm nhạc của "Jig bands". Nhạc sĩ đầu tiên của Ragtime được biết đến là Ben Harney với giai điệu đối lập của các điệu vũ Châu Phi, rất rung động, say mê và đầy ngẫu hứng.
Sau đó vào năm 1889, nghệ sĩ piano đến từ Missouri Scott Joplin phát hành sáng tác Ragtime đầu tiên đã định hình một thể loại nhạc mang tính quốc gia.



2 - Classic Jazz:
Vào những năm 1900, Jazz được biểu diễn bởi những band nhạc nhỏ và bắt nguồn từ New Orleans





3 - Hot Jazz:
Tiêu biểu có Louis Amstrong với những bản ghi âm với band Hot Five, Hot Five and Sevens của ông. Những bản ghi âm được thực hiện bởi Hot Five and Hot Sevens của Louis Amstrong được xem là hoàn toàn CLASSIC JAZZ và cũng là phát ngôn cho khả năng sáng tạo nghệ thuật của Louis Amstrong. Âm nhạc trong Hot Jazz được cá nhân hóa bởi những đoạn solo ngẫu hứng đầy phát kiến (trên cấu trúc giai điệu), xúc cảm và được đẩy lên đỉnh điểm của "Hot" (nóng bỏng). Những đoạn giai điệu thường dùng trống, banjo hay guitar để làm mạnh dần, thỉnh thoảng là tốc độ hành quân (Tốc độ của nhịp hành quân-March). Ngay lập tức những ban nhạc và dàn nhạc đã kích thích sự phát triển của âm thanh "Hot" này khắp đất nước, đặc biệt những bản thu âm với kĩ thuật cao.




4 - Chicago style: 
Chicago là mảnh đất sản sinh nhiều nghệ sĩ trẻ sáng tạo, cá nhân hóa đầy tìm tòi và kĩ thuật biểu diễn nhạc cụ điêu luyện của các nghệ sĩ. Chicago Style Jazz có ý nghĩa nâng cao tính ứng tấu ngẫu hứng trong những ngày đó. Sự đóng góp của các nhạc công tiểu biểu Bud Freeman, Eddie Condon, Benny Goodman, Gene Krupa (Nghệ sĩ sáng tạo những thiên hướng mới) có ý nghĩa rất nhiều cho những người tiên phong của Jazz vào thời kì Jazz còn "ẵm ngửa" cũng như tạo cảm hứng cho những người sau này.







5 - Swing:
Những năm 1930 là những năm của Swing. Bắt nguồn từ thể loại Jazz ở New Orleans, Swing là thể loại có giai điệu mạnh hơn và thêm"sinh lực". Swing cũng là một thể loại nhạc nhảy, liên kết mọi người bất cứ lúc nào. Mặc dù âm thanh của Swing là âm thanh tổng hợp nhưng Swing cũng đòi hỏi sự ứng biến đầy ngẫu hứng của mỗi cá nhân nhạc công trong quá trình biểu diễn để làm giai điệu thêm du dương hay solo phức tạp.
Giữa những năm 1990 chứng kiến sự quay trở về của Swing do sự quay lại của những xu hướng nhạc Dance. Một lần nữa những đôi trẻ từ Mĩ qua Châu Âu lại nhún nhảy theo âm thanh Swing của những "Big Bands". Lúc này Swing thường được biểu diễn ở quy mô nhỏ hơn.




6 - Kansas city style:
Tiêu biểu là tay sax tiên phong Charlie Parker đến từ Kansas.




7 - Gypsy Jazz:
Bắt nguồn từ tay guitarist Django Reinhardt. 




8 - Bebop:
Phát triển từ đầu những năm 1940, và cực điểm vào năm 1945. Khởi xướng là tay sax Charlie Parker cùng tay Trumpet Dizzy Gillespie. 




9 - Vocalese:
Là nghệ thuật sáng tác lời và biểu diễn theo bộ dạng lời bài hát trong những khúc solo nhạc cụ, Vocalese phát triển mạnh trong khoảng 1957-62. Người biểu diễn có thể solo hay biểu diễn cùng đoàn hát nhỏ, được hỗ trợ bởi một nhóm nhỏ hay dàn nhạc. Vocalese hiếm khi tham gia cùng những thể loại jazz khác,và không bao giờ mang được thành công về mặt thương mại, chỉ cho đến những năm gần đây. 2 nhân vật tiêu biểu được biết đến trong vai trò viết và biểu diễn lời volcalese là Jon Hendricks và Eddie Jefferson



10 - Mainstream:
Sau kỉ nguyên của những Big Band, khi những đoàn nghệ thuật lớn tan rã thành những nhóm nhỏ, Swing tiếp tục được trình diễn. Một vài nghệ sĩ giỏi nhất của Swing được biết đến với những cuộc biểu diễn nhạc Jazz ứng tấu của họ giữa những năm 1950, những cuộc biểu diễn mà sự hòa âm ngẫu hứng có ý nghĩa không chỉ ở cái du dương của sự thêm thắt.
Xuất hiện vào cuối thập kỉ 70 và 80, Mainstream Jazz là sự "lượm lặt" của Cool,Classic và Hardbop. Mặc dù Mainstream và Post Bop vẫn được xem là hai thể loại cùng với những thể loại khác nhưng không được gắm kết chặt chẽ với lịch sử phát triển của các thể loại nhạc Jazz

11 - Cool:
Bắt nguồn trực tiếp từ Bop vào cuối những năm 1940 và 1950, Cool là sự pha trộn mượt mà của Swing cùng Bop,giai điệu du dương cùng sự sôi nổi đã được làm nhẹ nhàng hơn. Việc biểu diễn của những đoàn múa hát nhỏ đã có lại tầm quan trọng. Nickname "West Coast Jazz" bắt nguồn từ những cuộc các tân đến từ Los Angeles, Cool trở nên phổ biến ngoài giới hạn quốc gia vào cuối những năm 1950, với những sự đóng góp đầy ý nghĩa của những nhạc sĩ và nhạc công từ East Coast.





12 - Hard Bop:
Trong bối cảnh sự phát triển của Bebop bị cản trở bởi sự ra đời của Cool, những giai điệu của Hard Bop có hơi hướng "sâu sắc" hơn Bebop, vay mượn Rhythm & Blues hay ngay cả những chủ đề Gospel (1 loại nhạc ở miền Nam nước Mĩ, được trình diễn bởi những đội ca nhà thờ, hát những bài ca vui sướng trong những buổi lễ kỉ niệm.....). Những đoạn nhạc phức tạp và biến chuyển linh hoạt hơn Bop của những năm 1940. Nghệ sĩ dương cầm Horace Silver được biết đến bởi những cuộc cách tân của ông trong Hard Bop.




13 - Bossa nova:
Một sự pha trộn giữa West Coast Cool, sự du dương của âm nhạc cổ của Châu Âu và những giai điệu đầy quyến rũ của vũ điệu Samba ở Brazil, Bossa Nova hay nói một cách chính xác là "Brazilian Jazz"(nhạc jazz của những người Brazil) tiến đến USA khoảng năm 1962. Sự phảng phất và huyền ảo nhưng đầy mê muội của những điểm nhấn từ Acoustic guitar trên giai điệu đơn giản được hát bằng tiếng Bồ Đào Nha hay tiếng Anh. Tiên phong cho Bossa Nova là 2 người Brazil Joao Gilberto và Antonio Carlos Jobim. Bossa Nova làm thay đổi không khí Hard Bop của thập kỉ 60 và Free Jazz. Bossa Nova được biết đến phổ biến hơn bởi những tay chơi West Coast Jazz như guitarist Charlie Byrd và tay sax Stan Getz.



14 - Modal:
Khi những nhóm hát nhỏ thiếu thốn trầm trọng những hướng đi mới cho sự ứng tấu, một vài nhạc công đã tìm kiếm bằng cách vượt ra ngoài khuôn khổ của "Major và Minor scales" trong West Coast Jazz. Lấy cảm hứng từ những modes của các nhà thờ trung cổ, các nhạc công đã thay đổi những quãng trong tones quen thuộc và tìm được những cảm xúc mới mẻ. Những tay solo đã có thể vượt khỏi giới hạn của "dominant keys" và biến chuyển những âm trung tâm để định hình sự hòa âm mới. Điều này có ý nghĩa đặc biệt hữu dụng với những Pianist cùng Guitarist cũng như với tay chơi Trumpet và Sax. Nghệ sĩ dương cầm Bill Evans được chú ý với những bước tiến của ông trong Modal.





15 - Free Jazz:
Đôi khi để chỉ " Avante Garde" (những người đi tiên phong), những nghệ sĩ solo Free Jazz thật sự vượt ra khỏi cấu trúc của một đoàn ca múa nhỏ, mang đến cái phiêu tột đỉnh của cái tự do không ràng buộc hoàn toàn. Nếu Onette Coleman được xem là người tiên phong trong Free Jazz thì sau đó John Coltrane chắc chắn là người "lãnh đạo". Free Jazz làm nảy sinh nhiều cuộc tranh cãi rằng nó có thật sự là Jazz hay không, nơi biểu diễn Free Jazz cũng là dưới những sân khấu Jazz Underground. Một cách mỉa mai, Free Jazz càng không được thừa nhận càng tiếp tục và ảnh hưởng đến Mainstream của ngày hôm nay.




16 - Soul Jazz:
Bắt nguồn từ Hard Bop, Soul Jazz có lẽ là thể loại Jazz phổ biến nhất trong thập kỉ 60, đầy tung hứng như "chord progression" trong Bop, người nghệ sĩ solo đã đẩy màn trình diễn đến mức độ kích động. Horace Silver đã có một tầm ảnh hưởng lớn trong thể loại này. Cây Organ Hammond cũng gây nhiều chú ý cho nhạc cụ của Soul Jazz.
Vào đầu những năm 1970, thời kì "Fusion" đã đến với sự hòa trộn của những đoạn ứng tấu trong Jazz với "sinh lực" và những giai điệu mới từ nhạc Rock. Trước sự lo ngại của những người theo chủ nghĩa Jazz thuần túy, một vài nghệ sĩ Jazz đã làm những cuộc tiên phong đầy ý nghĩa khi vượt giới hạn của Hard Bop tiến vào Fusion. Cuối cùng những ảnh hưởng của công nghiệp đã thành công trong việc làm giảm giá trị của những cuộc cách tân nguyên khởi của nó. Trong khi vẫn còn những cuộc tranh cãi rằng Fusion là sự phát triển của Rock thì một số ảnh hưởng của nó vẫn sót lại trong Jazz ngày nay.
18 - Groove:
Là một nhánh của Soul Jazz. Groove đưa âm điệu của Blues và tập trung chủ yếu vào những giai điệu. Đôi khi được so sánh với thể loại "Funk", Groove tập trung cho việc giữ sự liên tục cho nhịp điệu bởi những nhạc cụ hay đôi khi là sự hoa mĩ của lời hát. Groove đầy những cảm xúc hân hoan mời gọi người nghe khiêu vũ, bất kể nó là những giai điệu Blues chậm hay những giai điệu lạc quan vui vẻ. Những đoạn solo ngẫu hứng dàn trải trong sự phụ thuộc vào nhịp điệu và nhữg âm thanh tổng hợp.
Được xem như Latin Jazz, là sự nối kết giữa chất ngẫu hứng trong Jazz và sức lan truyền mãnh liệt trong giai điệu. Nó bắt nguồn từ nghệ sĩ Trumpet - nhà soạn nhạc Mario Bauza và nghệ sĩ bộ gõ Chano Pozo, 2 người có những ảnh hưởng quan trọng đến Dizzy Gillespie (cũng như những người khác) giữa những năm 1940. Các nhạc cụ để hòa âm có thể rất phong phú nhưng tiêu biểu không thể thiếu cho thể loại này là bộ gõ gồm Timbale, Conga, Bongo và một số nhạc cụ gõ của Latin khác phối hợp với Piano, Guitar, Đàn Vibes và thường có thêm kèn cor, vocals. Aturo Sandoval, Pancho Sanchez, Chucho Valdes được biết đến như những nghệ sĩ tiêu biểu của Afro-Cuban Jazz.
http://www.youtube.c...h?v=Z5XP8OSzSLQ

19 - Post Bop:
Modern Mainstream hay Post Bop vẫn được biết đến và sử dụng hầu hết trong các thể loại nhạc nhưng nó không gắn liền với lịch sử phát triển của các thể loại Jazz. Bắt đầu vào năm 1979, một làn sóng mới nổi lên ở các tay chơi trong việc phả hơi thở mới vào thể loại Hard Bop của những năm 1960, nhưng tuyệt vời hơn so với sự cách tân trong hai thể loại Groove và Funk trước đây, những con sư tử trẻ trung này đã mang những kết cấu và ảnh hưởng mới cho những năm 1980 và thập kỉ 90. Những người đi tiên phong (Avant-Garde) đã cống hiến những đoạn solo đầy chất khám phá mới mẻ trong khi những nhịp điệu đa chiều ảnh hưởng của âm nhạc Carribe tạo nên thể loại nhiều màu sắc hơn Bop trước đây.

20 - Acid Jazz:
Thể loại Acid Jazz trước đây đã từng được xem là một thể loại của việc cover các loại nhạc khác. Mặc dù nó không phải là một thể loại thực sự của Jazz (phát triển theo những chuẩn mực truyền thống) thì nó vẫn quá giá trị để không thể để nó ra ngoài nhạc Jazz. Bắt nguồn từ năm 1987 từ những sân khấu khiêu vũ của Anh, nó là một loại nhạc sôi nổi được kết hợp chặt chẽ với những bài Jazz mẫu mực, hay Funk của thập kỉ 70, HipHop, Soul hay những điệu nhạc truyền thống của Latin. Acid Jazz tập trung chủ yếu vào hòa âm của các nhạc cụ, không phải là lời bài hát. Việc ít ứng tấu trong Acid Jazz đã gây ra những cuộc tranh cãi rằng thật sự Acid Jazz có phải là Jazz.
Bắt nguồn từ Fusion, nhưng không phải là những khúc solo mãnh liệt và sự mạnh dần đầy say mê, Smooth Jazz gây ấn tượng bằng sự tao nhã của nó. Ít có tính ứng tấu đầy ngẫu hứng cũng gây tranh cãi rằng nó có thật sự là Jazz hay không. Những nhạc cụ điện tử kĩ thuật cao cùng với những track đầy giai điệu tạo nên vỏ bọc khiêm tốn và mượt mà cho Smooth Jazz. Trong Smooth Jazz âm hưởng chung có tính chất quan trọng hơn những phần thể hiện cá nhân. Điều này đã hạn chế thể loại này trong việc trình diện "live". Nhạc cụ bao gồm đàn Keyboard điện tử, Alto hay Soprano Sax, Guitar, Bass Guitar và người chỉ huy. Smooth Jazz có lẽ đã trở thành thể loại có giá trị thương mại thật sự sau Swing.


22 - European:
Vào cuối thế kỉ 20, rất nhiều nhạc công vùng Scandinavi và Pháp cảm thấy rằng thể loại Mainstream của Jazz Mĩ càng ngày càng "lùi" về quá khứ, nên đã bắt đầu sáng tạo một thể loại mới với tên gần gũi là "European". Cũng như Acid Jazz, European phối hợp giữa Jazz truyền thống và nhạc dance. Liên kết những yếu tố từ House (một thể loại Disco điện tử có nền tảng từ Funk) và Acoustic, âm thanh điện tử, cùng những giai điệu khuôn mẫu để tạo một thể loại phổ biến và đa sắc nhất trong những loại Jazz đương thời. Những nghệ sĩ tiêu biểu của European là nghệ sĩ dương cầm người Nauy - Bugge Wesseltoft, nghệ sĩ Trumpet - Nils Petter Molvaer, nghệ sĩ dương cầm - Martial Sola và Lauren de Wilde, tay Saxo Julian Lorau.
Jazz hiện đại của thời nay tiếp tục phát triển, phân nhánh và pha trộn với các dòng nhạc đương đại khác. Kết hợp với pop thì có Jazz-pop như Norah Jones, kiểu buồn âm u khắc khoải thì có Patricia Barber.

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Kết nối bàn phím MIDI keyboard với máy tính như thế nào?

Kết nối bàn phím MIDI keyboard với máy tính như thế nào?
- Mai Kiên - 

Có nhiều bạn "ngoại đạo" hỏi về vấn đề này nên tôi xin được liệt kê các cách kết nối bàn phím MIDI (bao gồm bàn phím midi và đàn keyboard) với máy tính. Đây là các cách kết nối phổ thông nhất. Việc kết nối này có nhiều ứng dụng như: Chơi nhạc midi thông qua đàn keyboard, chơi trên bàn phím midi keyboard rồi thu lại bằng phần mềm trên máy tính, điều khiển phần mềm âm nhạc theo ý muốn....
Dữ liệu MIDI khác với Audio, nó chỉ chuyển tải các thông tin để chơi lại bài hát của mình, chứ bản thân nó không chứa bài hát đó. Cũng tương tự như bàn phím máy tính vậy, khi ta ra lệnh bằng cách gõ một phím nào đó trên bàn phím, nó sẽ truyền lệnh đó tới bộ xử lý và từ đó hiển thị ra màn hình. Bản thân bàn phím máy tính không chứa những con chữ hay bài văn.
(Xem thêm về khái niệm MIDI: http://maikien.com/content/view/63/76/)
Để kết nối đàn keyboard với máy tính, ta sử dụng giao diện MIDI.
Các phần mềm MIDI có thể chia làm 3 dạng:
1. Phần mềm nghe và phát MIDI:
Hầu hết các phần mềm nghe nhạc thông dụng đều có thể chơi được các định dạng MIDI như Windows Media Player, Winamp.... Tuy nhiên cũng có một số phần mềm chuyên nghe các file MIDI và đồng thời chúng cho phép chỉnh một số thông tin như Volume, Pan, chọn âm sắc, thay đổi cao độ... như Roland GS VSC-3, MegaMID, Yamaha S-YXG50. Một số phần mềm dạng này có thể chuyển đổi từ tập tin MIDI sang thành WAV.

2. Phần mềm chép nhạc, phát nhạc MIDI (Notation Software):
Với dạng phần mềm này (Chẳng hạn như Sibelius, hay Finale hay Encore...) có thể phát nhạc MIDI và hiển thị dữ liệu MIDI trên màn hình theo dạng nốt nhạc. Nếu sử dụng bàn phím MIDI kết nối với máy tính thì có thể dùng những phần mềm này thu lại những gì bạn vừa chơi và hiển thị ra nốt nhạc trên màn hình, giúp cho việc chép nhạc được nhanh hơn.
Với các phần mềm này ta có thể mở các tập tin midi và chỉnh sửa chúng như thêm lời ca, ký hiệu âm nhạc, sửa những nốt nhạc không đúng... Phần mềm dạng này có thể ví như là Microsoft Word, chuyên để đánh máy và in ấn.

3. Phần mềm soạn nhạc, làm Sequencer.
Các phần mềm Audio/MIDI sequencer có đầy đủ các tính năng để tạo ra tập tin MIDI ở mức độ cao. Nó cho phép bạn tạo ra các tác phẩm âm nhạc theo từng kênh một, giống như một các máy thu thanh đa kênh vậy. Tuy nhiên máy thu thanh đa kênh thì thu âm thanh thật còn phần mềm dạng này chỉ thu thông tin MIDI mà thôi. Do vậy khi người biểu diễn bị sai một vài nốt thì cũng rất dễ dàng sửa lại những nốt sai ấy.
Một số phần mềm dạng này còn có cả chức năng thu thanh Audio đa kênh. Nó cho phép ta dùng nó để thu thanh các nhạc cụ thật và giọng hát. Điển hình như: Cubase, Sonar, Digital performer...
Nối bàn phím MIDI với máy tính
Điều đầu tiên bạn xem bàn phím MIDI phải có cổng MIDI ở phía sau. Và chắc chắn các bàn phím MIDI đều có cổng MIDI như vậy.

Có một vài phương án kết nối như sau:
  1. Kết nối USB với USB
  2. Kết nối MIDI với MIDI
  3. Kết nối MIDI với cổng USB
  4. Kết nối MIDI với cổng 15 chân (gameport) của cạc âm thanh.
1. Kết nối USB với USB
Các bàn phím điều khiển MIDI (MIDI controller keyboard) đời mới thường có cổng USB để kết nối với máy tính. Một số bàn phím có thể không cần trình điều khiển (Driver) mà vẫn có thể hoạt động được. Cáp USB thường được bán kèm cùng với bàn phím, đây là cáp USB chuẩn có một đầu dẹt và một đầu vuông (tương tự dây kết nối máy in vậy. Đầu dẹt vào cổng USB ở máy tính, còn đầu vuông vào bàn phím.

2. Kết nối MIDI với MIDI
Một số Soundcard như M-Audio Audiophile 2496, EMU 0404 USB hay Tascam US-122 có cả cổng Audio và MIDI cho phép ta kết nối bàn phím vào sound card một cách trực tiếp. Khi đó ta dùng dây MIDI hai đầu 5 chân để nối từ đường MIDI OUT ở bàn phím vào đường MIDI IN ở sound card.

Kết nối MIDI với MIDI điển hình:
3. Kết nối MIDI tới cổng USB
Nếu sound card của bạn không có cổng kết nối MIDI mà đàn keyboard của bạn lại không có cổng USB thì bạn nên kiếm một dây "MIDI to USB" chẳng hạn như EMU Xmidi 1x1 hay M-Audio Uno:

Kết nối MIDI USB điển hình:
Dây MIDI loại này cho ta kết nối từ cổng MIDI của đàn Keyboard vào cổng USB của máy tính. Với ưu điểm rất tiện lợi đặc biệt cắm là chạy luôn không cần trình điều khiển (driver) nhưng có giá thành cao. Kết nối này rất tiện nếu chúng ta sử dụng máy tính xách tay vì máy nào cũng có cổng kết nối USB và đàn Keyboard nào cũng có cổng MIDI 5 chân. Kết nối này cho ta 16 kênh MIDI ra và 1 kênh MIDI vào. Do vậy nếu bạn có nhiều hộp tiếng hay đàn keyboard thì bạn phải cần thiết bị MIDI nhiều cổng ra vào hơn như EMU Xmidi 2x2, M-Audio Midisport 2x2.

4. Kết nối MIDI tới cổng Game của Cạc âm thanh
Nếu bạn dùng cạc âm thanh gắn ngoài phổ thông thì có thể có sẵn cổng joystick.

Trong trường hợp này bạn cần một sợi dây MIDI một đầu 15 chân và một đầu ra hai sợi dây MIDI 5 chân.
Kết nối MIDI vào cổng game điển hình:
Cách kết nối:
  • Kết nối cổng USB hay MIDI vào máy tính hoặc cạc âm thanh
  • Kết nối dây MIDI 5 chân MIDI IN vào đường MIDI OUT của bàn phím.
  • Kết nối dây MIDI 5 chân MIDI OUT vào đường MIDI IN của bàn phím.
  • Cấu hình phần mềm để phần mềm hiểu được thiết bị MIDI của bạn. Mỗi phần mềm thường có cách thiết lập khác nhau. Ở đây tôi xin minh họa bằng Nuendo và Sonar.
Nếu dùng Cubase hay Nuendo các bạn phải có tập tin danh sách âm thanh cho thiết bị của mình với phần mở rộng là .txt hoặc .xml. Các tập tin này thường có trên mạng hoặc từ những người đã sử dụng thiết bị đó rồi. Các bạn có thể vào đây tìm: http://www.rivetedstudios.com/cubase-downloads.html  
hoặc: http://www.heikoplate.de/mambo/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=87&Itemid=74
Chẳng hạn bạn dùng đàn Keyboard PSR S900. Sau khi download và cài đặt driver cho đàn S900 ở đây:
http://www.global.yamaha.com/download/usb_midi/ thì tìm tiếp tập tin quản lý âm thanh của đàn Yamaha PSR-S900.txt và tải về máy tính. Tiếp theo bạn mở Start - Programs - Steinberg Nuendo 3 - Open Nuendo Application Data Folder. Sau đó mở thư mục Scripts tìm thư mục Patchnames và copy tập tin Yamaha PSR-S900.txt vào trong thư mục đó (nếu thư mục này không tồn tại thị bạn hãy tạo ra nó. Đường dẫn chính xác là C:\Documents and Settings\Tên người dùng\Application Data\Steinberg\Nuendo 3\Scripts\Patchnames
Tiếp theo bạn vào
Device - MIDI Device Manager. Sau đó nhấn Install Device để cài đặt thiết bị Yamaha PSR-S900. Bạn chọn S900 trong bảng vừa hiện ra rồi nhấn OK hai lần. Tìm ô Output ở giữa màn hình và chọn YAMAHA MIDI Output  (tên gọi này có thể khác)
Nếu tập tin là dạng XML thì bạn sẽ vào Device - MIDI Device Manager và chọn Import Setup rồi tìm đến tập tin XML và nhập vào. Tiếp theo làm tương tự như trên.
Trên Sonar bạn phải có tập tin quản lý tiếng của S900 có phần mở rộng là ".ins". Bạn vào Option - Instruments trong bảng Assign Instruments bạn chọn Define... và nhấn Import và tìm đến tập tin INS và nhấn Open. Sau đó bôi đen hết 16 kênh bên tay trái Output/Channel và nhấn chọn S900 trong phần Uses Instrument bên tay phải rồi nhấn OK
Lưu ý rằng nếu bạn có bàn phím điều khiển MIDI đơn giản thì bạn chỉ có 1 cổng MIDI OUT thôi.
a) Nếu bạn muốn âm thanh phát ra trên đàn keyboard, thì hãy đặt đường ra của MIDI "Output Driver" thường có từ "MIDI OUT", "MPU-401" hay "EXTERNAL MIDI" trong phần thiết lập MIDI. Cổng này thường khác nhau tùy theo cạc âm thanh. Ví dụ trên cạc âm thanh Sound Blaster thường có tên là "SB MIDI OUT".
b) Nếu muốn máy tính nhận được tín hiệu MIDI bạn đánh trên bàn phím thì hãy đặt đường vào ở phần thiết lập MIDI của phần mềm "Input Driver" thường có từ "MIDI IN", "MPU-401" hay "EXTERNAL MIDI". Unfortunately, Cổng này thường khác nhau tùy theo cạc âm thanh. Ví dụ trên cạc âm thanh Sound Blaster thường có tên là "SB MIDI IN".
- Mai Kiên -

THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH “BÀI HÁT YÊU THÍCH”


THỂ LỆ CHƯƠNG TRÌNH “BÀI HÁT YÊU THÍCH”

I. BAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH
II. MỤC ĐÍCH
III. NỘI DUNG CHÍNH
IV. LỰA CHỌN BÀI HÁT BIỂU DIỄN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP
V. HỘI ĐỒNG BÌNH LUẬN TRONG CHUƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP
VI. BÌNH CHỌN SAU CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP
VII. CÔNG THỨC TÍNH KẾT QUẢ BÌNH CHỌN
VIII. BẢNG XẾP HẠNG BÀI HÁT YÊU THÍCH TUẦN, BẢNG XẾP HẠNG BÀI HÁT YÊU THÍCH THÁNG VÀ BÀI HÁT CỦA NĂM

IX. GIẢI THƯỞNG CHƯƠNG TRÌNH
X. TÍNH MINH BẠCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH
XI. XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP SỰ CỐ

I. BAN TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH

- Ban Văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam
- Công ty Eurowindow
- Công ty Bài hát yêu thích

II. MỤC ĐÍCH

Chương trình “Bài hát yêu thích” được xây dựng với mục đích tìm ra bài hát nào được ca sĩ thể hiện thành công và đang được khán giả yêu thích nhất tại một thời điểm nhất định, từ đó tạo ra Bảng xếp hạng bài hát được yêu thích hàng Tuần và hàng Tháng. Vai trò của khán giả là thể hiện cảm nhận của mình (thích hay không thích) đối với bài hát được ca sĩ biểu diễn trong chương trình.

III. NỘI DUNG CHÍNH

Mỗi tháng sẽ có một chương trình truyền hình trực tiếp được tổ chức vào 21h00 Chủ nhật tuần thứ nhất của tháng trên kênh VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam. Trong mỗi chương trình sẽ có 15 bài hát đuợc biểu diễn. Đây là những ca khúc được bình chọn từ danh sách bài hát đề cử trước khi chương trình diễn ra. Sau mỗi chương trình, Hàng Tuần và hàng Tháng, chương trình sẽ công bố : “Bảng xếp hạng bài hát yêu thích Tuần” và “Bảng xếp hạng bài hát yêu thích Tháng”.

IV. LỰA CHỌN BÀI HÁT BIỂU DIỄN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP

Trước khi diễn ra chương trình sẽ có phần bình chọn để tìm ra các bài hát được biểu diễn trong chương trình truyền hình trực tiếp. Trên website
www.baihatyeuthich.vn sẽ đăng tải bản Audio của tất cả bài hát được đề cử bởi:
- Hội đồng tuyển chọn
- Các tác giả bài hát
- Các ca sĩ thể hiện bài hát
Mẫu đề cử bài hát tham gia biểu diễn trong chương trình được đăng trên website
www.baihatyeuthich.vn

1. Tiêu chí bài hát và ca sỹ tham gia đề cử

* Về bài hát:
- Bài hát có Audio hoặc được thu thanh (được ghi dạng CD, VCD, DVD, online) từ 1/1/2011 tới thời điểm giới thiệu, đề cử bài hát đó.
- Bài hát có chất lượng chuyên môn tốt, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
- Bài hát phải được phép biểu diễn tại Việt Nam.
- Bài hát phải được ghi rõ tên người sáng tác.

* Về ca sĩ:
- Ca sĩ hiểu, đồng ý tuân thủ thể lệ chương trình và sẵn sàng tham gia biểu diễn khi được khán giả và Hội đồng tuyển chọn lựa chọn
- Ca sĩ được phép của các cơ quan chức năng biểu diễn tại Việt Nam.
- Ca sĩ được phép biểu diễn bài hát (được sự cho phép của nhạc sĩ hoặc được sự cho phép của người đang giữ bản quyền bài hát).

Sau khi nhận được đề cử, Ban tổ chức (BTC) chương trình chịu trách nhiệm kiểm tra những tiêu chí trên. Riêng tiêu chí: “Bài hát có chất lượng chuyên môn tốt, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam” sẽ do Hội đồng tuyển chọn xem xét.

2. Thời gian tính bình chọn bài hát đề cử

* Với chương trình “Bài hát yêu thích” số đầu tiên và số thứ hai:
- Trước khi diễn ra liveshow trực tiếp, trên website của chương trình vào ngày 15/12/2011 sẽ bắt đầu giới thiệu các bài hát đề cử để bình chọn thể hiện qua số lượt nghe bài hát đó.
- Thời gian kết thúc bình chọn bằng lượt nghe trên website cho bài hát là 23h59’ ngày 31/12/2011
- Kết quả bình chọn cuối cùng được tổng hợp từ số lượt nghe và phiếu bầu của Hội đồng tuyển chọn . Những bài hát chưa được lựa chọn sẽ tiếp tục tham gia trong đợt bình chọn mới, là bài hát đề cử biểu diễn của tháng kế tiếp. Số lượt nghe bài hát được khởi động lại từ đầu và tính theo thời gian của đợt bình chọn tiếp theo: từ 0h00 ngày 1/1/2012 đến 23h59’ ngày 18/1/2011 (đây là thời gian bình chọn bài hát đề cử được biểu diễn cho liveshow 2).

* Đối với các chương trình “Bài hát yêu thích” từ số thứ 3 trở đi:
- Thời điểm kết thúc bình chọn bài hát đề cử của tháng trước đồng thời cũng là thời điểm bắt đầu tính bình chọn mới cho các bài hát đề cử của tháng kế tiếp.
- Thời gian kết thúc bình chọn của khán giả cho các bài hát đề cử là trước chương trình truyền hình trực tiếp 18 ngày.
- Kết quả bình chọn cuối cùng được tổng hợp từ số lượt nghe trên website và phiếu bầu của Hội đồng tuyển chọn. Những bài hát chưa được lựa chọn biểu diễn trong chương trình truyền hình trực tiếp sẽ tiếp tục tham gia trong đợt bình chọn mới, là bài hát đề cử biểu diễn của tháng kế tiếp. Số lượt nghe bài hát được khởi động lại từ đầu và tính theo thời gian của đợt bình chọn mới.

3. Cách thức lựa chọn bài hát sẽ biểu diễn trong chương trình truyền hình trực tiếp

* BTC sẽ dựa vào kết quả tổng hợp từ 2 hình thức bình chọn, mỗi hình thức quyết định 50% kết quả như sau:
-  Số lượt nghe bài hát trên website của chương trình.
-  Bình chọn của Hội đồng tuyển chọn (HĐTC).

* Cách thức tính lượt nghe trên website của chương trình
Hàng tháng, các ca khúc tham gia đề cử đạt đủ các tiêu chí của chương trình sẽ được đăng tải bản Audio lên website 
www.baihatyeuthich.vn để tham gia bình chọn.
- Đối tượng tham gia: Mọi đối tượng vào website đều có thể nghe các bài hát đã được biểu diễn trong chương trình mà không cần phải đăng kí thành viên.
- Cách thức bình chọn:
     + Bài hát được nghe từ đầu đến cuối được tính là 1 lượt nghe.
     + Trên một máy tính chỉ cho phép mỗi trình duyệt được mở một cửa sổ để nghe bài hát.
     + Mỗi máy tính trong 1 ngày  chỉ  được website chương trình ghi nhận tối đa 10 bình chọn (tương đương 10 lượt nghe) cho 1 bài hát.
     + Không sử dụng những biện pháp kỹ thuật hoặc phần mềm nhằm tăng lượt nghe cho bài hát (website đã được lập trình chặn autoplay, autorefresh, nhúng iframe, autoclick…). Nếu phát hiện những trường hợp vi phạm quy định bình chọn, BTC sẽ có hình thức xử lý hủy một phần hoặc toàn bộ kết quả bình chọn lượt nghe của bài hát.

* Cách thức bình chọn của HĐTC:
Theo danh sách các bài hát được đề cử tham gia biểu diễn trong liveshow, mỗi thành viên HĐTC bình chọn như sau:
- Mỗi người được sử dụng 20 bình chọn.
- Mỗi bài hát được tối đa 10 bình chọn.
Ví dụ: Ví dụ thành viên 1 trong HĐTC dành cho bài hát A tối đa 10 bình chọn, bài hát B 2 bình chọn, bài hát C 8 bình chọn. Thành viên 2 dành cho bài hát A 1 bình chọn, bài hát B 5 bình chọn, bài hát C 10 bình chọn, bài hát D 4 bình chọn (Tổng số bình chọn của mỗi người phải bằng 20).

Kết quả bình chọn của HĐTC được đăng trên website chương trình

* Cách tính kết quả bình chọn của mỗi bài hát:
Bước 1: Phần trăm bình chọn mà bài hát nhận được từ lượt nghe trên website chương trình được tính bằng: Số lượt nghe bài hát đó nhận được chia cho Tổng số lượt nghe của tất cả các bài hát đề cử, nhân kết quả này với 100.
Bước 2: Phần trăm bình chọn mà bài hát nhận được từ Hội đồng tuyển chọn được tính bằng: Số bình chọn bài hát đó nhận được từ HĐTC chia cho Tổng số bình chọn của HĐTC, nhân kết quả này với 100.
Bước 3: Kết quả bình chọn chung được tính bằng: Số phần trăm bình chọn bài hát nhận được từ lượt nghe trên website nhân với 50% (nhân với 0,5) cộng với số phần trăm bình chọn bài hát từ HĐTC nhân với 50% (nhân với 0,5).

* Kết quả bình chọn chung của các bài hát sẽ được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp:
- 15 bài hát có kết quả bình chọn cao nhất sẽ được chọn để biểu diễn trong chương trình truyền hình trực tiếp. Những bài hát chưa được lựa chọn sẽ tiếp tục tham gia trong đợt bình chọn mới và được coi là bài hát đề cử biểu diễn của tháng kế tiếp.
- Trong một liveshow đảm bảo hai yếu tố sau:
     + Mỗi ca sĩ biểu diễn tối đa 1 ca khúc
     + Mỗi nhạc sĩ có tối đa 1 bài hát được biểu diễn.
- Trong 15 bài hát được lựa chọn biểu diễn, nếu xảy ra các trường hợp sau:
     + Ca sĩ có nhiều hơn 1 bài hát được biểu diễn.
     + Nhạc sĩ có nhiều hơn một bài hát được lựa chọn.
        Khi đó, bài hát của ca sĩ hoặc nhạc sĩ có thứ tự xếp hạng cao nhất sẽ tham gia biểu diễn trong chương trình truyền hình trực tiếp. Những bài hát còn lại sẽ được biểu diễn trong chương trình của các tháng tiếp theo.
     + Ca sĩ có lý do chính đáng không thể tham gia biểu diễn và được BTC đồng ý cũng sẽ được tham gia trong chương trình của tháng tiếp theo.
     + Để đủ số lượng bài hát được biểu diễn trong một chương trình, BTC sẽ chọn bài hát ở vị trí tiếp theo trong thứ tự các bài hát được tuyển chọn.

V. HỘI ĐỒNG BÌNH LUẬN TRONG CHUƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP

Trong mỗi chương trình, cứ sau 5 tiết mục biểu diễn, Hội đồng bình luận gồm 3 người được Ban tổ chức lựa chọn từ trước sẽ đưa ra những cảm nhận, đánh giá của mình trong thời gian không quá 1 phút/người. Hội đồng bình luận là những người có uy tín tại các ngành nghề khác nhau trong xã hội, có sự yêu thích, hiểu biết về âm nhạc trong nước và có khả năng nói trước công chúng.

VI. BÌNH CHỌN SAU CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP

Các ca khúc biểu diễn trong chương trình sẽ được bình chọn qua 3 hình thức:
- Hội đồng bình chọn.
- Bình chọn qua tin nhắn.
- Số lượt xem bài hát trên website :
www.baihatyeuthich.vn
Kết quả tổng hợp từ 3 hình thức bình chọn trên sẽ được thể hiện qua Bảng xếp hạng bài hát yêu thích nhất Tuần và Bảng xếp hạng bài hát yêu thích nhất Tháng.
Chương trình có website riêng tại địa chỉ:
www.baihatyeuthich.vn. Tất cả các bài hát biểu diễn trong chương trình được cập nhật lên website trong vòng 24 tiếng sau khi kết thúc chương trình truyền hình trực tiếp. Kết quả bình chọn sẽ liên tục được cập nhật trên website này.

1. Hội đồng bình chọn

* Đối tượng tham gia: BTC lựa chọn danh sách 100 người là những nhân vật có uy tín tại các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau tại cả 3 miền Bắc – Trung – Nam để mời tham gia vào Hội đồng bình chọn. Hội đồng bình chọn này được thay đổi hàng tháng theo tỷ lệ 10% trong danh sách 100 người.

* Cách thức bình chọn:
Theo danh sách các bài hát được đề cử tham gia biểu diễn trong liveshow, mỗi thành viên HĐBC sẽ bình chọn như sau:
     + Mỗi người được sử dụng tối đa 30 bình chọn.
     + Mỗi bài hát được tối đa 10 bình chọn.
Ví dụ: Thành viên 1 trong HĐBC dành cho bài hát A 5 bình chọn, bài hát B 5 bình chọn, bài hát C 6 bình chọn, bài hát D 2 bình chọn => thành viên này sử dụng 18 bình chọn. Thành viên  2 dành cho bài hát A 10 bình chọn, bài hát B 10 bình chọn, bài hát 10 bình chọn => thành viên này sử dụng 30 bình chọn  (Tổng bình chọn mỗi người phải thấp hơn hoặc bằng 30).
     + Trong thời gian 03 ngày kể từ khi kết thúc chương trình truyền hình trực tiếp, Hội đồng bình chọn sẽ gửi phiếu bình chọn của mình cho Ban tổ chức theo một trong các hình thức sau:
                    Gửi tới địa chỉ Email:
info@baihatyeuthich.vn
                    Gửi văn bản trực tiếp tới địa chỉ: Ban tổ chức chương trình Bài hát yêu thích
                    Phòng 401, 30BCD Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội
                    Gửi Fax:
(84) 4 3747 4797
     + Kết quả bình chọn của Hội đồng bình chọn được coi là hợp lệ khi Ban tổ chức nhận được từ 50 phiếu bình chọn trở lên. Nếu chưa nhận đủ số phiếu tối thiểu đó, BTC sẽ tăng thời hạn bình chọn của HĐBC tối đa thêm 01 ngày.
     + Mỗi tháng HĐBC chỉ bình chọn 01 lần. Kết quả này được sử dụng cho bảng xếp hạng tuần và bảng xếp hạng tháng.
     + Chi tiết kết quả này sẽ được cập nhật trên website chương trình.
     + Các thành viên thuộc Hội đồng bình chọn tham gia bình chọn bài hát yêu thích hàng tháng sẽ được nhận thù lao của BTC chương trình.
2. Bình chọn qua tin nhắn

* Đối tượng tham gia: Mọi đối tượng khán giả đều được nhắn tin bình chọn cho các bài hát mình yêu thích trong chương trình.

* Cách thức bình chọn:
     + Trong thời gian bình chọn quy định, một thuê bao được gửi tin nhắn bình chọn cho nhiều bài hát, mỗi bài hát chỉ được bình chọn tối đa 10 lần/ ngày. Các bài hát đã được biểu diễn trong chương trình truyền hình trực tiếp của Tháng trước vẫn được tiếp tục bình chọn ở các tháng tiếp theo.
     + Cú pháp nhắn tin: HOT(dấu cách) Mã số bài hát gửi 8055.
     + Đơn giá cho 1 tin nhắn: 500VNĐ/SMS (tin nhắn).

* Giải thưởng cho khán giả tham gia bình chọn bài hát qua tin nhắn điện thoại:
+ Giải thưởng Tuần: Chương trình lựa chọn ngẫu nhiên số điện thoại may mắn được nhận giải thưởng. Kết quả được công bố trong chương trình “Bảng xếp hạng bài hát yêu thích Tuần” phát sóng 08h50’ Chủ nhật hàng tuần.
+ Giải thưởng Tháng: Ngay trong chương trình truyền hình trực tiếp, chương trình sẽ lựa chọn ngẫu nhiên và công bố số điện thoại may mắn được nhận giải thưởng.

3. Số lượt nghe và xem bài hát trên website chương trình

Hàng tháng, các ca khúc đã được biểu diễn trong chương trình truyền hình trực tiếp sẽ được đưa lên website
www.baihatyeuthich.vn. Mỗi lượt xem được tính là 1 lượt bình chọn cho bài hát.
-
Đối tượng tham gia: Mọi đối tượng vào website đều có thể xem các bài hát đã được biểu diễn trong chương trình mà không cần phải đăng kí thành viên.
-
Cách thức bình chọn:
     + Bài hát được xem từ đầu đến cuối được tính là 1 lượt xem.
     + Trên một máy tính chỉ cho phép mỗi trình duyệt được mở một cửa sổ để xem bài hát.
     + Mỗi máy tính trong 1 ngày  chỉ  được website chương trình ghi nhận tối đa 10 bình chọn (tương đương 10 lượt xem) cho 1 bài hát.
     + Không sử dụng những biện pháp kỹ thuật hoặc phần mềm nhằm tăng lượt xem cho bài hát (website đã được lập trình chặn autoplay, autorefresh, nhúng iframe, autoclick…). Nếu phát hiện những trường hợp vi phạm quy định bình chọn, BTC sẽ có hình thức xử lý hủy một phần hoặc toàn bộ kết quả bình chọn lượt xem của bài hát đó.

VII. CÔNG THỨC TÍNH KẾT QUẢ BÌNH CHỌN

Kết quả bình chọn cuối cùng của mỗi bài hát tham gia liveshow được tổng hợp từ 3 hình thức bình chọn với tỷ lệ quy định như sau:
    + Hội đồng bình chọn quyết định
50% kết quả tổng hợp cuối cùng.
    + Bình chọn qua tin nhắn quyết định
25% kết quả tổng hợp cuối cùng.
    + Số lượt xem bài hát trên website chương trình quyết định
25% kết quả tổng hợp cuối cùng

Cách tính kết quả tổng hợp bình chọn đối với mỗi bài hát được thực hiện như sau:
Bước 1: Phần trăm bình chọn mà bài hát nhận được từ Hội đồng bình chọn được tính bằng: Số bình chọn bài hát đó nhận được từ HĐBC chia cho Tổng số bình chọn của HĐBC, nhân kết quả này với 100.
Bước 2: Phần trăm bình chọn mà bài hát nhận được từ Tổng đài nhắn tin được tính bằng: Số bình chọn bài hát đó nhận được từ tổng đài nhắn tin chia cho Tổng số tin nhắn bình chọn cho tất cả bài hát, nhân kết quả này với 100.
Bước 3: Phần trăm bình chọn mà bài hát nhận được từ lượt xem trên website chương trình được tính bằng: Số lượt xem bài hát đó nhận được trên website chia cho Tổng số lượt xem của tất cả bài hát, nhân kết quả này với 100.
Bước 4: Kết quả bình chọn bài hát sẽ được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp
     + Gọi Phần trăm bình chọn mà bài hát nhận được từ Hội đồng bình chọn là A
     + Gọi Phần trăm bình chọn mà bài hát nhận được từ Tổng đài nhắn tin là B
     + Gọi Phần trăm bình chọn mà bài hát nhận được từ lượt xem trên website chương trình là C

=> Kết quả bình chọn chung bài hát nhận được sẽ là: (A x 50%) + (B x 25%) + (C x 25%) hoặc (A + 0,5) + (B + 0,25) + (C + 0,25) = phần trăm bình chọn cho bài hát.

VIII. BẢNG XẾP HẠNG BÀI HÁT YÊU THÍCH TUẦN, BẢNG XẾP HẠNG BÀI HÁT YÊU THÍCH THÁNG VÀ BÀI HÁT CỦA NĂM
1. Bảng xếp hạng bài hát yêu thích Tuần
- Đối với tuần thứ nhất, kết quả bảng xếp hạng được tổng hợp từ:
     + Kết quả bình chọn bài hát nhận được từ HĐBC trong tháng.
     + Số lượng tin nhắn được tính kể từ khi kết thúc phần biểu diễn và tổng đài mở mã số bình chọn của tất cả bài hát trong chương trình cho tới 12h00 trưa thứ sáu của tuần.
     + Số lượt nghe bài hát tính từ khi tất cả video clip bài hát được đưa lên website cho tới 12h00 trưa thứ sáu của tuần.

- Đối với các tuần tiếp theo, bảng xếp hạng được tổng hợp từ kết quả của HĐBC và kết quả tin nhắn, lượt nghe trên website mà bài hát nhận được từ 12h00 thứ sáu tuần trước cho tới 12h00 thứ sáu tuần tiếp theo.

- Kết quả được công bố dưới các hình thức sau:
     + Trên website của chương trình
     + Trên báo giấy, báo mạng
     + Trên truyền hình: Chương trình “Bảng xếp hạng Bài hát yêu thích Tuần”
                    Thời lượng phát sóng: 10 phút/chương trình
                    Thời gian phát sóng: 08h50’ Chủ nhật hàng tuần
                    Kênh phát sóng: VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam

2. Bảng xếp hạng Bài hát yêu thích Tháng

- Hàng tháng, cùng với kết quả từ Hội đồng bình chọn, chương trình sẽ tổng hợp:
     + Số lượng tin nhắn được tính kể từ khi kết thúc phần biểu diễn của tất cả bài hát trong chương trình tháng đó.
     + Số lượt xem bài hát trên website tính từ khi tất cả video clip bài hát biểu diễn trong chương trình của tháng đó được đưa lên website.
- Thời gian bình chọn sẽ kết thúc vào đầu chương trình truyền hình trực tiếp của Tháng kế tiếp.
- Kết quả Bài hát được yêu thích nhất của Tháng sẽ được công bố ngay trong chương trình truyền hình trực tiếp của Tháng kế tiếp và trên các phương tiện truyền thông: website, truyền hình, báo mạng, báo giấy.
- BTC sẽ trao giải thưởng cho ca sĩ thể hiện và nhạc sĩ sáng tác bài hát xếp thứ nhất trong Bảng xếp hạng Bài hát yêu thích Tháng.

3. Bài hát của năm

- Là bài hát đạt được vị trí đứng đầu Bảng xếp hạng của nhiều tháng nhất.
     + Nếu như có nhiều bài hát cùng đạt được tiêu chí đứng đầu Bảng xếp hạng tháng bằng nhau thì sẽ chọn bài hát nào đạt được tiêu chí đứng đầu Bảng xếp hạng của nhiều tuần nhất.
     + Nếu có nhiều bài hát cùng đạt được số lần đứng đầu Bảng xếp hạng tuần như nhau thì sẽ chọn bài hát nào có tổng số % bình chọn tổng hợp trong các tháng mà bài hát tham gia cao nhất.
- Ban tổ chức sẽ công bố bài hát của năm vào Liveshow tháng 1 năm kế tiếp và trao giải thưởng cho bài hát này.
1. Giải thưởng Bài hát của năm

Giải thưởng dành cho ca sĩ thể hiện “Bài hát của năm” trị giá 1 tỷ VNĐ bao gồm:
    + 300 triệu VNĐ tiền mặt do
Công ty Eurowindow Holding tặng.
    + 500 triệu VNĐ: được nhận dưới dạng sản phẩm. Người nhận thưởng có thể lựa chọn bất kỳ sản phẩm nào do
Eurowindow sản xuất hoặc các sản phẩm nội thất tại Đại siêu thị Mê Linh thuộc Trung tâm thương mại MeLinh PLAZA.
    + 200 triệu VNĐ: được nhận dưới dạng sản phẩm. Người nhận thưởng có thể lựa chọn bất kỳ sản phẩm điện tử, điện lạnh, đồ gia dụng, đồ dùng dụng cụ gia đình tại
Đại siêu thị Mê Linh thuộc Trung tâm thương mại MeLinh PLAZA.

Nhạc sĩ sáng tác ca khúc đoạt giải “Bài hát của năm” sẽ nhận được giải thưởng 01 thẻ thanh toán VP Super 100 triệu VNĐ do
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng tặng.

2. Giải thưởng Bài hát yêu thích Tháng:

- Mỗi tháng, sẽ có một giải Bài hát yêu thích tháng được trao cho ca khúc đứng đầu Bảng xếp hạng bài hát yêu thích Tháng. Giải thưởng có trị giá 50 triệu VNĐ do
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng tặng.
- Ca sĩ thể hiện ca khúc sẽ được nhận 1 thẻ thanh toán VP Super 40 triệu VNĐ và nhạc sĩ sáng tác ca khúc sẽ được nhận 1 thẻ thanh toán VP Super 10 triệu VNĐ.

3. Giải thưởng dành cho khán giả:

- Mỗi tuần, sẽ có 01 giải thưởng là 01 thẻ thanh toán VP Super 2 triệu VNĐ do
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng phát hành dành cho khán giả tham gia nhắn tin bình chọn qua SMS trong chương trình.
- Mỗi tháng, sẽ có 01 giải thưởng là 01 thẻ thanh toán VP Super 15 triệu VNĐ do
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng phát hành dành cho khán giả tham gia nhắn tin bình chọn qua SMS trong chương trình.

Ngoài những giải thưởng trên, còn rất nhiều phần quà giá trị khác sẽ được trao trong các Liveshow chương trình “Bài hát yêu thích”.
X. TÍNH MINH BẠCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

- Hội đồng tuyển chọn, Hội đồng bình chọn và Hội đồng bình luận được BTC lựa chọn minh bạch trên cơ sở tiêu chí của chương trình. Danh tính của thành viên các hội đồng (trừ số điện thoại, địa chỉ) và kết quả bình chọn của các thành viên này sẽ được đăng tải trên website
www.baihatyeuthich.vn.
- Hàng tháng, kết quả danh sách bài hát được đề cử và lựa chọn vào biểu diễn trong chương trình truyền hình trực tiếp, cũng như bảng xếp hạng được tổng hợp từ kết quả bình chọn của Hội đồng bình chọn, tin nhắn, lượt nghe và xem trên website đều được kiểm toán bởi công ty kiểm toán quốc tế Deloitte.

XI. XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP SỰ CỐ

1. Trong trường hợp lịch phát sóng chương trình có sự thay đổi sớm hoặc muộn hơn so với lịch phát sóng đã ấn định (tuần thứ nhất của tháng) thì thời gian bình chọn Tháng vẫn kết thúc vào đầu chương trình truyền hình trực tiếp của Tháng kế tiếp cho dù thời gian bình chọn thực tế là 2,3 tuần hoặc 5,6 tuần.
2. Đối với trường hợp bình chọn lượt nghe cho bài hát tham gia vào liveshow
- Trường hợp website của chương trình bị hack hoặc gặp vấn đề về kỹ thuật gây lỗi, ảnh hưởng tới sự chính xác của số lượt nghe bài hát thì tại thời điểm đó, kết quả lượt nghe trên website sẽ bị hủy và kết quả bình chọn bài hát đề cử biểu diễn trong chương trình truyên hình trực tiếp sẽ được tính như sau:
     + Hội đồng tuyển chọn: quyết định
100 % kết quả bình chọn cuối cùng.
3. Đối với trường hợp bình chọn để xếp hạng bài hát
- Trường hợp website của chương trình bị hack hoặc gặp vấn đề về kỹ thuật gây lỗi, ảnh hưởng tới sự chính xác của số lượt xem bài hát thì tại thời điểm đó, kết quả lượt xem trên website sẽ bị hủy và kết quả bình chọn Tuần hoặc Tháng sẽ được tính như sau:
     + Số lượng tin nhắn: quyết định
35 % kết quả bình chọn cuối cùng.
     + Hội đồng bình chọn: quyết định
65 % kết quả bình chọn cuối cùng.
- Trường hợp Tổng đài nhắn tin gặp vấn đề về kỹ thuật gây lỗi, ảnh hưởng tới sự chính xác của số lượng tin nhắn bình chọn cho các bài hát trong chương trình thì tại thời điểm đó, số lượng tin nhắn này sẽ bị hủy và kết quả bình chọn Tuần hoặc Tháng sẽ được tính như sau:
     + Số lượt xem bài hát trên website chương trình: quyết định
35 % kết quả bình chọn cuối cùng.
     + Hội đồng bình chọn: quyết định
65 % kết quả bình chọn cuối cùng.
- Trường hợp cả website và Tổng đài nhắn tin đều có sự cố trục trặc thì tại thời điểm đó, kết quả bình chọn Tuần hoặc Tháng sẽ được tính theo kết quả từ Hội đồng bình chọn.
- Trong các trường hợp xảy ra sự cố, Ban tổ chức sẽ xác định rõ nguyên nhân và đưa ra quyết định là có hay không hủy bỏ kết quả bình chọn tại thời điểm đó. Quyết định của Ban tổ chức là quyết định cuối cùng.

Nhằm không ngừng hoàn thiện chương trình, nếu có bất kỳ sự thay đổi về nội dung cũng như thể lệ chương trình, Ban tổ chức sẽ thông báo công khai và đảm bảo tối đa sự bình đẳng của các bài hát tham gia chương trình.

BAN TỔ CHỨC
Danh sách bài hát đề cử (cập nhật ngày 16/01/2012)































stt
bài hát - ca sỹ - nhạc sĩ
1
Anh đừng đi - Ca sĩ : Hồng Nhung - Sáng tác : Nhạc sĩ Mai Thang
2
Bay - Ca sĩ : Thu Minh - Sáng tác : Nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong
3
Bước - Ca sĩ : Ban nhạc I Tễu : I Tễu
4
Chiếc áo cho em - Ca sĩ : Jenny Hà - Sáng tác : Nhạc sĩ Lưu Thiên Hương
5
Chiều - Ca sĩ : Mỹ Linh - Sáng tác : Nhạc sĩ Anh Quân
6
Chuông gió - Ca sĩ : Lê Việt Anh - Sáng tác :  Nhạc sĩ Võ Thiện Thanh
7
Chuyện người đánh cá - Ca sĩ : Tạ Quang Thắng - Sáng tác : Tạ Quang Thắng
8
Con Sâu - Ca sĩ : Hải Yến - Sáng tác : Nhạc sĩ Dương Đức Tâm
9
Con tim tan vỡ - Ca sĩ : Hà Anh Tuấn và Phương Linh - Sáng tác : Nhạc sĩ Nguyễn Duy An
10
Đâu phải chỉ vì nhớ - Ca sĩ : Mạnh Quân và Hà Hoài Thu - Sáng tác :  Nhạc sĩ Mạnh Quân
11
Đến bên mưa - Ca sĩ : Đông Nhi - Sáng tác : Mr. Siro
12
Đóa hoa nở muộn - Ca sĩ : Nguyễn Ngọc Anh - Sáng tác : Nhạc sĩ Đỗ Bảo
13
Đừng ngoảnh lại - Ca sĩ : Lưu Hương Giang và Suboi : Lưu Hương Giang
14
Đường về - Ca sĩ : Ban nhạc Quái vật tí hon - Sáng tác : Nhạc sĩ Công Hải
15
Giấc mơ anh và em - Ca sĩ : Hà Anh Tuấn và Phương Linh - Sáng tác : Nhạc sĩ Hoàng Tùng
16
Giấc mơ tôi - Ca sĩ : Uyên Linh - Sáng tác : Nhạc sĩ Quốc Trung
17
Gửi anh - Ca sĩ : Mỹ Linh - Sáng tác : Nhạc sĩ Anh Quân
18
Hãy mỉm cười - Ca sĩ : Văn Mai Hương - Sáng tác :  Nhạc sĩ Giáng Son
19
Hãy yêu anh như anh đã yêu em - Ca sĩ : Duy Khoa - Sáng tác : Duy Khoa
20
Lá Cờ - Ca sĩ : Tạ Quang Thắng - Sáng tác : Tạ Quang Thắng
21
Lặng Yên - Ca sĩ : Thùy Chi - Sáng tác : Nhạc sĩ Đặng Thái Nguyên
22
Lời mẹ hát - Ca sĩ : Mỹ Linh : Nhạc sĩ Anh Quân
23
Lối thu em về - Ca sĩ : Quốc Thiên và Văn Mai Hương - Sáng tác : Nhạc sĩ Đức Trí
24
Mùa Thu - Ca sĩ : Nguyễn Ngọc Anh - Sáng tác : Nhạc sĩ Đỗ Bảo
25
Ngày chung đôi - Ca sĩ : Văn Mai Hương - Sáng tác : Nhạc sĩ Huy Tuấn
26
Ngày Vắng Anh - Ca sĩ : Mỹ Tâm - Sáng tác :  Nhạc sĩ Hoàng Nhã
27
Những ô cửa sắc màu - Ca sĩ : Đinh Mạnh Ninh - Sáng tác : Đinh Mạnh Ninh
28
Nỗi lòng người đi - Ca sĩ : Xuân Hảo - Sáng tác : Nhạc sĩ Anh Bằng
29
Phút bối rối - Ca sĩ : Văn Mai Hương : Nhạc sĩ Huy Tuấn, Hà Quang Minh
30
Quay về đây - Ca sĩ : Phương Thanh - Sáng tác : Nhạc sĩ Nguyễn Dân
31
Rồi mai - Ca sĩ : Hải Yến - Sáng tác : Nhạc sĩ Thanh Tâm
32
Sẽ mãi yêu anh - Ca sĩ : Nguyễn Ngọc Anh - Sáng tác : Nhạc sĩ Phùng Tuấn Hà
33
Sen hồng hư không - Ca sĩ : Tùng Dương - Sáng tác : Nhạc sĩ Trần Tiến
34
Suy nghĩ trong anh - Ca sĩ : Duy Khoa - Sáng tác :  Khắc Việt
35
Suy nghĩ trong anh - Ca sĩ : Duy Khoa : Khắc Việt
36
Thằng bé tội nghiệp - Ca sĩ : Nhật Thu - Sáng tác : Nhạc sĩ Phương Uyên
37
Trái tim đang yêu - Ca sĩ : Văn Mai Hương và Minh Vương M4U - Sáng tác : Minh Vương
38
Trăng dưới chân mình - Ca sĩ : Nguyễn Ngọc Anh : Nhạc sĩ Trần Lê Quỳnh
39
Vì Ta Quá Yêu - Ca sĩ : Quốc Thiện - Sáng tác : Nhạc sĩ Đức Trí
40
Vỏ bọc - Ca sĩ : Pha Lê - Sáng tác : Nhạc sĩ Lưu Thiên Hương
41
Vợ ơi anh đã sai rồi - Ca sĩ : Ban nhạc Quái vật tí hon - Sáng tác : Nhạc sĩ Công Hải