Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Tính Năng Nhạc Cụ Dàn Nhạc Giao Hưởng - Bộ Gõ

Tính Năng Nhạc Cụ Dàn Nhạc Giao Hưởng
D. BỘ GÕ
(Percussione)

Nhạc cụ gõ đã được sử dụng từ khi thành lập dàn nhạc giao hưởng nhưng phải đến nửa thế kỷ 19, sau nhiều lần cải tiến, chức năng bộ gõ mới được khẳng định và phát triển phong phú. Bộ gõ trong dàn nhạc giao hưởng gồm 2 loại, định âm và không định âm
I. ĐẶC ĐIỂM
- Bộ gõ có tác dụng gợi màu sắc, dựng bối cảnh đặc biệt, gây một cảm giác rõ rệt về tiết tấu. Làm tăng sự sắc nét của tiết tấu. Gây kích động, trong tác phẩm có tính chất vũ đạo, bộ gõ được khai thác triệt để.
- Nhạc cụ bộ gõ cấu tạo bằng nhiều chất liệu: da, gỗ, kim khí. Chia làm 2 loại: định âm và không định âm.
- Thời gian xuất hiện trong tác phẩm không dài lắm, có khi chỉ một số đoạn nhất định.
- Trong tổng phổ, bộ gõ được đặt trên bộ Dây, dưới bộ Đồng nhưng không cố định số lượng nhạc cụ, ít hay nhiều tùy theo, nội dung nhu cầu của tác phẩm và thường không nhất thiết có sự sắp xếp thứ tự như các bộ khác.
- Các nhạc cụ không định âm không cần dùng đến khuôn nhạc, chỉ cần biểu hiện các hình thức ghi trường độ theo những tuyến tiết tấu nào đó.
- Bộ gõ tham gia vào dàn giao hưởng thường dễ tạo nên những màu sắc địa phương đậm đà. Cồng, chũm chọe ... đều có nguồn gốc từ Phương Đông.
II - CÁC NHẠC KHÍ GÕ ĐỊNH ÂM

1. TIMPANI (Ý, Anh), Timbales (Pháp), Định âm cổ (Trung Quốc) (hình 01)
Hình 01 – hình ảnh trống định âm Timpani
Loại trống định âm được sử dụng nhiều nhất. Thường chơi 2 cái trở lên, mỗi cái có một số âm cố định. Tùy theo yêu cầu tác phẩm mà biên chế số lượng. Timpani có 3 loại : Trống lớn, trống trung, trống nhỏ. Vì có khả năng định được cao độ nên Timpani vẫn dùng đến khuôn nhạc và ghi bằng khóa Fa. Hiệu quả âm phát ra thấp hơn nốt ghi một quãng 8. (hình 02)
hình 02 – Tầm cữ, âm vực trống Timpani các loại.
 (Sự cải tiến phương pháp sử dụng bàn đạp điều chỉnh được cao độ trống có thể lên xuống 1/2 cung đến 1 cung).
- Số lượng trống theo yêu cầu, nhưng nếu một người đánh thì chỉ ghi trên một khuôn nhạc. Phức tạp hơn có thể do 2, 3 người đánh thì phải riêng một người một khuôn nhạc.
- Không cần thiết đặt hóa biểu.
- Sourdine của Timpani là dùng miếng da đặt lên mặt trống tiếng sẽ mờ đục, không ngân vang.
- Do đánh bằng dùi nên độ biến đổi cường độ khá lớn (từ pppp - ffff) rất linh hoạt năng động.
- Trémolo một nốt rất thuận tiện.
- Không phải lúc nào cũng gây tác động kích thích, kêu gọi mà còn tạo những bối cảnh âm u, mờ ảo, gợn sóng. Lúc sắc thái cực mạnh, có thể gây bão tố, sấm sét, kích động mãnh liệt : Góp tiếng nói dõng dạc, có uy lực trong các hành khúc quân đội, rộn rịp đầy tính tiết tấu trong các màn vũ đạo; tham gia chuẩn bị cao trào rất đặc lực...
2 – CAMPANELLI (Ý), Jeu de clochettes hay Glockenspiel (Pháp), Glockenspiel hay Carillon (Anh - Theo E.Prout) hay Gloken, - Chung cầm (Trung Quốc), (hình 03)
hình 03 – Hình ảnh nhạc khí Campanelli

Bộ phận phát âm là những thanh kim loại, âm sắc gần giống tiếng chuông. Campanelli kiến trúc theo hai loại: loại dùng dùi gõ kim loại; loại khác sử dụng bàn phím như piano nhưng đơn giản hơn. Kích thước nhỏ.
2.1. Cao độ - Âm vực
Ghi bằng khóa Sol-2: nếu cần thiết dùng hai khuông nhạc thì dùng thêm khóa Fa. Cao độ thực tế cao hơn một quãng 8 so với nốt ghi. Các loại đàn ngày nay chi cần rộng hai quãng 8 nên chỉ sử dụng một khóa Sol-2 :
Toàn bộ âm vực: (theo nốt ghi) (hình 04)
hình 04 – tầm cữ âm vực Campanelli (Glockenspiel)

Âm sắc sáng lóng lánh như bạc, thánh thót ngân nga nếu dùng dùi gõ kim loại .Còn dùng bàn phím tiếng đanh và khó có độ ngân, nhưng kỷ thuật linh hoạt hơn .
Tham gia với tính chất trang trí, tô điểm tạo cảm giác thoáng mát, yên tĩnh, trong sạch.
3 - SYLOPHONO (Ý), Xylophon (Đức) Xylophone (Pháp), Mộc cầm (Trung Quốc). (hình 05)

hình 05 – hình ảnh nhạc khí Xylophon

Giống Campanelli, nhưng cấu tạo chất liệu bằng gỗ, các phiến gỗ lớn hơn đươc sắp xếp theo một trình tự nhất định. Sử dụng dùi gỗ cũng bằng gỗ.
Âm sắc khá độc đáo, nghe hơi khô khan sắc nhọn nhưng không vang ngân (như đàn T’rưng tre của Việt Nam).
Xilophone ghi bằng khóa Sol - âm thanh thực tế cao hơn nốt ghi một quãng 8. Âm vực từ 2 đến 3 quãng 8. Âm khu tốt nhất từ Đô quãng 8 thứ nhất đến Fa quãng 8 thứ 3, kỹ thuật Glissando rất thú vị, có thế vuốt từ dưới lên hoặc trên xuống.
Trong dàn nhạc: chức năng trang trí, tô điểm màu sắc - Nghe lâu chán, nên dùng rất hạn chế.

4 - MARIMBA (Pháp - Đức - Anh) (hình 06)
hình 06 – hình ảnh nhạc khí Marimba
 
Biến thể của Xilophone: thêm vào dưới các phiến gỗ là những ống cộng hướng để vang lâu hơn. Âm vực được mở rộng đến năm quãng chia làm 3 âm khu: Trầm, giữa, cao. Sử dụng hai loại dùi gõ: mềm và cứng. Ghi trên khóa Fa và Sol.
5 - VIBRAPHONE (Pháp), Vibrafono (Ý) - Carillon à lames hay Vibraphone – Carillon (Anh) (hình 07)

hình 07 – hình ảnh nhạc khí Vibraphone


Biến thể của Campanelli - thêm bộ phận ống cộng hưởng dưới các phiến kim loại để tạo tiếng ngân rung (Vibrato). Âm thanh gần như tiếng Celesta (khỏe hơn nhưng không trong bằng) âm vực gồm 3 quãng 8.
6 - CELESTA (Ý, Pháp, Anh), Cương phiến cầm (Trung Quốc) (hình 08)

Hình 08 – hình ảnh nhạc khí Celesta
Hình thức như Piano, nhưng búa của bàn phím không gõ lên dây mà gõ lên phiến kim loại như Campanelli. Âm thanh có cảm giác yên tĩnh, tinh vi, thoáng mát, trong sạch, cường độ hơi yếu.
Âm vực rộng nên dùng hai khuôn nhạc bằng khóa Sol và Fa như piano. Âm thực tế cao hơn nốt ghi một quãng 8. (hình 09)
hình 09  – Tầm cữ, âm vực nhạc khí Celesta

Kỹ thuật diễn tấu linh hoạt như Piano, cách viết cũng tương tự. Trong dàn nhạc xuất hiện với tác dụng tạo màu sắc với tính chất thi vị, trong suốt, mềm mại, tạo cảm giác cao thượng, ngây thơ và không khí thần thoại. Kết hợp rất tốt với âm sắc đàn Harpe.
7 - CAMPANA (Ý), Glocke (Đức, Cloches (Pháp), Gloken (Anh)
Gồm một dãy ống kim loại từ cao đến thấp xếp cạnh nhau theo bán cung, gõ bằng đũa kim loại. Âm vưc rất hẹp chưa đầy một quãng 8. Rất ít gặp trong tác phẩm.

III - CÁC NHẠC KHÍ GÕ KHÔNG ĐỊNH ÂM

Triangle: còn được gọi kẻng ba góc, là một thanh kim loại uốn thành hình tam giác, treo trên dây và dùng dùi kim lại gõ vào thành của nhạc khí. Tuy không có cao độ nhất đinh, nhưng âm thành triangle trong trẻo, tươi tắn.
Tambourine: còn gọi là trống lục lạc, được treo những chuông để rung, tang trống có thêm những miếng kim lại mỏng. Khi chơi, tay trái cầm trống, tay phải gõ vào mặt trống hoặc lắc khiến các chuông rung.
Ngoài ra dàn nhạc còn có thể thêm Tambour Militaire - có nghĩa trống quân đội - Cymbales (chũm chọe), Grosse Caisse, Tam-Tam (chiêng), Castagnette.

IV - CÁC NHẠC KHÍ BỔ SUNG

Các nhạc khí bổ sung cho dàn nhạc giao hưởng rất đa dạng. Ở từng quốc gia, với mỗi tác phẩm, dàn nhạc có thể được bổ sung các nhạc khí khác nhau.
Đàn harpe: Mang hình tam giác với 40 đến 47 dây. Harpe là loại đàn rất cổ nhưng đến cuối thế kỷ 19 mới xuất hiện trong biên chế dàn nhạc và được xếp chung với bộ dây. (hình 10)
Hình 10 - Hình ảnh đàn Harp

Saxophone: Được cấu tạo hoàn toàn bằng kim loại nhưng miệng thổi dùng dăm đơn giống clarinette. Âm sắc của saxophone ở trung gian giữa bộ gỗ và bộ đồng. (hình 11)
Hình 11 - Hình ảnh kèn Saxophone

Saxophone : Là nhạc cụ thuộc loại kèn thổi bằng miệng, có loa, bằng đồng thau, do Adolphe Sax sáng tạo năm 1841. Tuy làm bằng đồng nhưng vì hình thức tạo âm thanh dùng dăm đơn giống như kèn gỗ Clarinet, Saxophone được liệt kê là nhạc cụ kèn gỗ.

Lịch sử phát minh

Kèn Saxophone được Adolphe Sax, người Bỉ phát minh ra khoảng những năm 1840

Phân loại

Saxophone lúc ban đầu sản xuất gồm 2 loạt, mỗi loạt 7 cỡ, khác nhau về kích thước và tông độ. Nhưng loại có tông Bb (si giáng) và Eb (mi giáng), lúc đầu sản xuất cho nhạc quân đội, là phổ biến nhất hiện nay - sử dụng nhiều trong loại nhạc Jazz, Rock, Pop. Kèn dùng trong nhạc thính phòng thì thường có tông C (đô) và F (fa).
Sax được chia ra rất nhiều loại nhưng về cơ bản gồm các loại sau đây:
- Sopranino saxophones : là loại rất hiếm. Chúng là loại nhỏ nhất trong gia đình Saxophone. Thân kèn thẳng va trông hơi giống với loại kèn Clarinet bằng đồng. Sopraninno là 1 loại nhạc cụ đặc trưng có âm thanh cao chỉ dành cho các nhà biểu diễn chuyên nghiệp.
- Soprano : chiều cao khoảng 65cm, thân thẳng mặc dù vẫn có những đoạn cong (trông giống như loại Alto Saxophones nhỏ).
- Alto : chiều dài khoảng 70cm, là loại phổ biến nhất cho những người mới chơi kèn. Nó hơi nhỏ và nhẹ hơn loại Tenor 1 chút. Hơn nữa trước hết là dể cầm hơn, đó là chưa nói đến giá cả cũng rẻ hơn khi mua hoặc thuê. Những người chơi kèn bắt đầu với Alto đều mong rằng đó sẽ là bàn đạp để họ có thể chuyển sang chơi Tenor sau này. Điều này cũng hợp lí bởi kỹ thuật chạy ngón cho toàn bộ Saxophone về cơ bản là giống nhau. Tuy nhiên hầu hết những người này không bao giờ bán cái Alto của họ một khi họ nhận ra công dụng đa năng tuyệt vời của loại nhạc cụ này.
- Tenor : chiều dài khoảng 140cm, nói tóm gọn trong 1 từ... tuyệt vời! Chúng tạo ra những âm thanh tuyệt vời, kỳ ảo và hầu hết những người chơi Sax chuyên nghiệp đều thích thú với âm thanh của Tenor.
- Baritone : chiều dài khoảng 220cm, trông như 1 vật khổng lồ. Chúng đòi hỏi người chơi phải có những kỹ thuật cơ bản nhất định về Sax. Vì vậy nó không phải là loại dành cho những người mới chơi. Baritone còn được miêu tả là "the sexiest sound in the world".
Ngày nay Saxophone không chỉ được chơi trong dàn nhạc kèn mà còn đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong âm nhạc Jazz của thế giới. Đặc biệt ở Mỹ cùng với sự phát triển của thể loại Jazz, Saxophone giữ một vị trí quan trọng, không thể thiếu trong nền âm nhạc thê giới cùng với tên tuổi các nghệ sĩ Sax như: Coleman Hawkins, Michael Brecker, Kenny G, Mark Turner… Và rất nhiều tác phẩm sonata cũng như concerto đã được viết dành cho Saxophone. Batting Eyelashes.

Một số nhạc khí khác như Ghi-ta, Mandoline, Orgue, Synthesizer xuất hiện trong nhiều tác phẩm nhưng không phải thành viên cố định. Riêng Piano, nhờ tính năng phong phú dần trở thành nhạc khí của dàn nhạc giao hưởng cận đại và đương đại.

Dương cầm, tên trong tiếng Việt của piano, là một nhạc cụ thuộc bộ gõ, rất phổ biến và được ưa chuộng trên toàn thế giới. (Hình)


Đàn dương cầm (có thể cho hai người cùng trình diễn hoặc một nghệ sĩ biểu diễn và một người ngồi cạnh giúp giở sách nhạc)
Ứng dụng
Đàn dương cầm có nhiều ứng dụng thực tế trong biểu diễn và sáng tác âm nhạc, trong nhiều thể loại âm nhạc: nhạc cổ điển và nhạc hiện đại.
Nhạc jazz
Piano được dùng phổ biến trong nhạc Jazz, nó thường chơi solo như một nhạc cụ độc lập trên nền nhạc, hoặc cũng có thể đệm cho các nhạc cụ khác hoặc cho người hát.
Nhạc cổ điển
Có nhiều thể loại nhạc cổ điển được soạn riêng cho đàn dương cầm: sonata cho piano, concerto cho piano và dàn nhạc, Mazurka, Polonaise, Rondo, Nocturne...
Các thể loại nhạc khác
Piano được dùng phổ biến trong các thể loại nhạc khác với vai trò là nhạc cụ đệm cho người hát, hoặc là nhạc cụ độc tấu các bản nhạc không lời được chuyển soạn cho piano.
Tiền thân
Harpsichord
Harpsichord là một nhạc cụ xuất hiện từ thế kỉ 15. Đó là một nhạc cụ có phím và dây, trong đó dây được gẩy bằng một mẩu lông quạ gắn ở cuối phím. Harpsichord có nhiều kiểu hình dáng và có thể có dạng giống như một chiếc dương cầm lớn. Mặc dù harpsichord rất phổ biến trong vài thế kỉ và được nhiều nhà soạn nhạc lừng danh như J. S. Bach sử dụng, nó có một nhược điểm lớn: không có khả năng phát tiếng to nhỏ theo độ mạnh nhẹ khi bấm của người chơi.
Clavichord
Clavichord là một trong những nhạc cụ phím đơn giản và nhỏ nhất mà âm thanh được phát ra bằng dây. Dựa trên các hình vẽ và ghi ghép, người ta cho rằng clavichord, với hình dạng giống như một số mẫu hiện còn tồn tại, đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỉ 15. Clavichord được sử dụng rộng rãi ở Tây Âu vào thời Phục hưng và ở Đức cho đến đầu thế kỉ 19, nhưng chỉ được coi như một nhạc cụ để học và chơi chứ ít khi dùng để sáng tác. Khi người chơi bấm vào phím, một mảnh kim loại bật lên và đập vào dây đàn. Mảnh kim loại còn có tác dụng như một thanh chặn dây, và nốt nhạc được ngân lên cho đến khi phím đàn được thả ra. Hệ thống đơn giản này giúp cho người đọc kiểm soát được cường độtrường độ của âm thanh.
Pianoforte
Năm 1709, người thợ chế tạo harpsichord người Ý Bartolomeo Cristofori chế tạo chiếc dương cầ, đầu tiên trên thế giới gọi là piano et forte (nhẹ và mạnh). Không lâu sau, những người thợ khác tạo ra những chiếc pianoforte với búa. Tiếp đó, pianoforte thay thế harpsichord và clavichord bởi nó có những ưu điểm mà các nhạc cụ phím khác không có. Fortepiano là một nhạc cụ dây-búa có khả năng tạo ra những sự thay đổi âm thanh nhỏ thông qua sự bấm phím mạnh hay nhẹ của người chơi. Đến khoảng năm 1850, từ "fortepiano" được thay thế bởi từ "piano". Vào những năm đầu thế kỉ 18, dương cầm không mấy thu hút được sự chú ý và ủng hộ. J.S. Bach có lẽ thích clavichord, nhạc cụ mà ông đã quen chơi và cũng là nhạc cụ chơi dễ hơn.
Dương cầm vuông
Vào khoảng 1760, Johannes Zumpe chế tạo chiếc dương cầm vuông kiểu Anh lần đầu tiên tại London (sau được biết đến với cái tên "piano vuông lớn"). Sau đó không lâu, BroadwoodLondonErardPháp cũng chế tạo ra những chiếc tương tự. Johann BehrendPhiladelphia trưng bày chiếc đàn vuông của ông vào năm 1775. Những chiếc đàn vuông này có tiếng hơi yếu yếu và không thể so sánh được với chiếc pianoforte lớn (kiểu có nắp rộng bản). Thêm vào đó, những chiếc dương cầm vuông không có cơ cấu nhấc và búa của chúng không thể gõ vào dây một cách liên tục. Ngoài ra, búa đàn, làm bằng những mảnh gỗ nhỏ với một lớp da mỏng, đều cùng một kích thước dù chúng phải gõ lên những dây bass lớn nhất. Rất nhiều công ty sản xuất dương cầm hàng đầu của Mĩ chế tạo những chiếc dương cầm vuông lớn được đẽo nhằm mục đích trang trí trong suốt thập niên 1800, bao gồm Chickering, Knabe, SteinwayMathushek. Mặc dù trong suốt 75 năm sau đã có một số thay đổi về chế tạo đàn dương cầm, chiếc dương cầm vuông tiếp tục thống lĩnh thị trường, đặc biệt ở Mĩ.
Một sự tụt hậu trong những nhạc cụ phím đầu tiên, bao gồm cả những chiếc dương cầm vuông đầu tiên, chính là sự yếu ớt trong âm thanh. Yêu cầu phải có những âm thanh mạnh mẽ hơn chỉ có thể được thỏa mãn với việc sử dụng những dây nặng hơn và một khung âm lớn hơn. Cách giải quyết này rất hạn chế bởi khung gỗ không thể chịu đựng nổi sức căng của những dây nặng đó. Vào khoảng năm 1825, Alpheus Babcock đã chế tạo một khung sắt hoàn chỉnh. Tuy nhiên, phải đến 1837 Jonas Chickering mới hoàn chỉnh cấu tạo và nhận được bằng sáng chế không lâu sau đó. Mặc dù vẫn có những tranh cãi rằng khung sắt ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng âm thanh, cuối cùng khung sắt vẫn được ủng hộ. Vào năm 1855, Steinway trưng bày chiếc dương cầm vuông theo kiểu dây đan tại hội chợ thế giới ở Thành phố New York và chứng minh rằng nó là một đối thủ đáng gờm của về chế tạo dương cầm của Chickering. Thiết kế mới về cách mắc dây này đã tạo ra một sự thúc đẩy mạnh mẽ cho sự nghiên cứu chế tạo dương cầm trong tương lai.
Các kiểu đàn hiện tại
Chi tiết bên trong của một cây đại dương cầm. Những mày đàn nằm giữa ngựa đàn và điểm móc cho phép tạo thêm âm bội phụ, làm giàu cho những nốt cao.
Hiện nay, trên thị trường có 3 kiểu đàn dương cầm: dương cầm lớn, dương cầm đứng và kiểu lai giữa 2 loại trên.
Những chiếc đàn đứng, dù chất lượng có cao đến mấy, không được những người chơi piano coi là nhạc cụ có chất lượng thuộc hàng chuyên nghiệp. Nhiều yếu tố dù đã được nghiên cứu hay chỉ là do sở thích là lí do cho sự đánh giá này. Một mục tiêu của các hãng sản xuất đàn đứng là mang lại chất lượng âm thanh giống như của đàn lớn cho những chiếc đàn đứng.
Hình dáng của chiếc đàn đứng, ban đầu được chế tạo để dùng trong nhà, tạo ra một cảm giác thiếu dễ chịu theo một hướng. Đồng thời cũng rất khó để người chơi đàn quan sát nhạc công, để khán giả nhìn thấy người chơi và để âm thanh tỏa ra một cách truyền cảm cho khán giả.
Những chiếc đàn lớn có một hệ thống phím tận dụng trọng lượng của phím khiến cho phím trở về vị trí ban đầu. Đàn đứng lại sử dụng lò xo. Hệ thống phím là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến âm thanh từ đàn piano và ảnh hưởng đến đánh giá của người chơi đàn về chất lượng âm thanh.
Những tấm chặn của đàn piano lớn có hiệu quả cao hơn bởi chúng chặn dây ở ngay chỗ búa gõ. Trong đàn đứng, những tấm chặn chặn ở bên dây và vì thế không đạt được hiệu quả như của đàn piano lớn. Tuy nhiên, hệ quả của quá trình chặn dây, một yếu tố rất quan trọng trong chất lượng âm thanh, lại chưa được nghiên cứu.
Hình dáng của đàn lớn thích hợp hơn đàn đứng. Đối với đàn lớn, cả 2 bên hộp cộng hưởng đều được mở ra khiến cho âm thanh phát ra mà không bị cản trở. Đối với đàn đứng, hộp cộng hưởng của đàn bị ngăn cách với phòng bởi vỏ đàn và thường ở rất gần tường. Kết quả là âm thanh của đàn đứng mềm và đục hơn của đàn lớn.
Hai chiếc đàn với cùng một hình dáng có thể có âm thanh hoàn toàn khác biệt bởi sự tinh xảo về cấu tạo. Đàn lớn tạo nên cảm giác phím chuẩn hơn, âm thanh tốt hơn, có những nguyên liệu tốt hơn và nhiều thứ khác. Những khác biệt do kĩ thuật chế tạo này có thể nghe thấy, và những người thợ sửa đàn có thể phân biệt được điều này.
Nhiều sự vượt trội về âm thanh của cây đàn lớn là do kích cỡ của nó so với cây đàn đứng hiện tại. Những ưu điểm khác là do vị trí nằm ngang của dây và hộp cộng hưởng tạo điều kiện tốt hơn cho âm thanh tỏa ra.
Dương cầm lai có ưu điểm của cả 2 loại trên: dây và hộp cộng hưởng nằm ngang, kích cỡ nhỏ có thể chứa trong phòng ở. Tuy nhiên, nó vẫn to hơn đàn đứng và chất lượng âm thanh, dù hơn đàn đứng, vẫn thua xa một cây đàn lớn đúng nghĩa.
Xem thêm
Đọc thêm
Schejtman, Rod (2008). Music Fundamentals. The Piano Encyclopedia. ISBN 978-987-25216-2-2.
Banowetz, Joseph; Elder, Dean (1985). The pianist's guide to pedaling. Bloomington: Indiana University Press. ISBN 0-253-34494-8.
Carhart, Thad (2002) [2001]. The Piano Shop on the Left Bank. New York: Random House. ISBN 0-375-75862-3.
Fine, Larry; Gilbert, Douglas R (2001). The Piano Book: Buying and Owning a New or Used Piano (4th edition). Jamaica Plain, MA: Brookside Press. ISBN 1-929145-01-2.
Lelie, Christo (1995). Van Piano tot Forte (The History of the Early Piano). Kampen: Kok-Lyra. (tiếng Hà Lan)
Loesser, Arthur (1991) [1954]. Men, Women, and Pianos: A Social History. New York: Dover Publications.
Parakilas, James (1999). Piano roles: three hundred years of life with the piano. New Haven, Connecticut: Yale University Press. ISBN 0-300-08055-7.
Reblitz, Arthur A. (1993). Piano Servicing, Tuning and Rebuilding: For the Professional, the Student, and the Hobbyist. Vestal, NY: Vestal Press. ISBN 1-879511-03-7.
Liên kết ngoài


 
Học, Học nữa, học mãi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét