Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Cuộc “phô diễn” ở thánh đường Dương cầm

Cuộc “phô diễn” ở thánh đường Dương cầm


Tác giả: Hoàng Long
            Nằm trong chuỗi hoạt động kỉ niệm 55 năm thành lập Nhạc Viện TP. Hồ Chí Minh, vừa qua, chương trình Festival Piano quốc tế năm 2011 lần đầu tiên đã diễn ra liên tục 5 ngày từ 18/10 đến 23/10/2011.



            Mở đầu cho Festival Piano là 2 ngày hội thảo đầy thú vị. Trong ngày 18/10 là hội thảo Lịch sử nghệ thuật đàn piano do thạc sĩ Võ Bảo Lạc Nhân - chuyên gia về tâm lý sư phạm và phương pháp giảng dạy tại Trường Stepman (Bỉ) - chủ trì. Hội thảo đã giới thiệu về tiền thân của đàn piano cũng như quá trình cải tiến và hoàn thiện việc chế tác đàn piano hiện đại. Tổng quát về đặc điểm, bối cảnh lịch sử, các trường phái sáng tác âm nhạc cho đàn piano trên thế giới, các nhà soạn nhạc tiêu biểu với các thể loại sáng tác, nghệ thuật biểu diễn đàn piano phát triển qua từng thời kỳ: Baroque (Tiền Cổ điển), Classic (Cổ điển), Romantic (Lãng mạn), Impressionist (Ấn tượng), các trào lưu sáng tác trong thế kỷ 20 và hiện đại.
            Tiếp đó, sáng ngày 19/10 đã diễn ra hội thảo chuyên đề về sự ảnh hưởng của nhà soạn nhạc Franz Liszt đối với sự phát triển của nền âm nhạc thế giới do nghệ sĩ piano, nhạc trưởng Văn Hùng Cường - giảng viên khoa piano tại ÐH Cộng đồng Bắc Virginia và ÐH Shenandoah (Mỹ) diễn thuyết. Một lần nữa đông đảo công chúng đến tham dự được hiểu rõ hơn về nghệ thuật biểu diễn piano cũng như những kỹ thuật bậc thầy của nghệ sĩ đại tài người Hungary – Franz Liszt qua các bản Etude, Hungary hapsodie, các bản Opera cũng như những cách tân của ông về cấu trúc hình thức tác phẩm. Có thể nói, việc quy tụ những nghệ sĩ hàng đầu trên thế giới về nghệ thuật trình diễn Piano là một nỗ lực lớn nhằm hướng đến mục đích tạo dựng những hoạt động văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp nhất là đối với bộ môn Piano hàn lâm. “Với ý chí và quyết tâm, tập thể cán bộ khoa Piano cũng như Ban Giám Đốc đã từng bước vượt qua những khó khăn khi tổ chức chương trình. Vì đây là lần đầu tiên Nhạc Viện tổ chức một chương trình có tầm cỡ quốc tế và cũng hài lòng với kết quả tốt đạt được” -Tiến sĩ Văn Thị Minh Hương, Giám Đốc Nhạc Viện TP. Hồ Chí Minh cho biết.
            Ngày 20/10 là chương trình Piano Masterclass do giáo sư Boris Kraljevic và Rena Cheung Phua đảm trách. Khóa học ngắn không chỉ thu hút đông đảo học sinh sinh viên chuyên ngành Piano đến theo dõi mà thông qua đó đã mở ra nhiều điều còn mới lạ đối với nghệ thuật trình diễn Piano cho sinh viên, học sinh.
            Sự chờ đợi của công chúng mộ điệu rồi cũng phải đến lúc được thoả mãn. Ba đêm liên tiếp (21, 22 và 23/10) là phần trình diễn đầy thú vị, hào hứng từ phía lực lượng nghệ sĩ hiện đang là giảng viên, học viên khoa Piano Nhạc Viện TP. HCM, Học Viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, Học Viện âm nhạc Huế với hầu hết những tác phẩm thuộc các giai đoạn lịch sử, các thời kì phát triển  âm nhạc trên thế giới. Những ngón tay điêu luyện, những thanh âm trong trẻo, những tấu khúc lần lượt vang lên tại thánh đường dương cầm đã làm biết bao trái tim phải rung lên. Rất giản dị, mộc mạc và gần gũi, từng tiết mục là sự hứng khởi đa dạng với sự chuẩn bị chu đáo từ phần trình diễn của các nghệ sĩ nhí đến các nghệ sĩ là giảng viên Piano chuyên nghiệp.

            Nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ thế kỉ 17 đến các nhạc sĩ thế kỉ 20 với các trường phái khác nhau như: Giuseppe Domenico Scarlatti, Anton Diabelli, Wolfgang Amadeus Mozart, Ludwig van Beethoven, Frederic Chopin, Kabalevsky, Bella Bartok, Prokofiev, Albert Berg, Ravel, Debussy, Franz Liszt, Schumann, Glinka, Gluck, Rachmaninoff, Tchaikovsky… đã vang lên với phần trình diễn đầy màu sắc của Giáo sư Boris Kraljevic cùng thạc sĩ Lê Hồ Hải, thạc sĩ Nguyễn Thùy Yên, Rena Cheung Phua qua tiếtmục 2 đàn Piano 8 tay. Đó là chưa kể đến tiết mục solo của pianist Phạm Hoài Châu qua tác phẩm Variation on Alabieff's Romace  "the --nightingale" của nhạc sĩ nổi tiếng người Nga Mikhail Glinka, tiết mục một đàn Piano với 6 tay của “ba nàng tiên áo trắng” Trương Thanh Ái Nguyên, Trần Mai Hồng và Trần Bảo Linh  - một tiết mục mà “hình như” chưa một lần xuất hiện tại "thánh đường" này, hay như song tấu đàn Piano với tác phẩm của Arutiunian và Babajanian… rất đa dạng và phong phú về hình thức và thể loại trình tấu đã được giới thiệu trong Festival Piano lần này.
            Festival Piano quốc tế lần đầu tiên đã khép lại trong sự nuối tiếc của những trái tim yêu nghệ thuật. Có thể thấy sự mãn thính và hài lòng của đông đảo công chúng yêu âm nhạc hàn lâm khi đến với Festival Piano năm nay. Mong sao những mùa Festival Piano tiếp theo sẽ là phần trình diễn với những tác phẩm Piano Việt Nam được giới thiệu rộng rãi hơn bởi chính những thầy trò, các nghệ sĩ trẻ Piano hàn lâm tương lai Nhạc Viện TP. Hồ Chí Minh, nhằm quảng bá đến thế giới một thương hiệu Việt - đó chính là Nhạc Viện TP. Hồ Chí Minh.
            Hoàng Long (ANVN22/11-2011)

Abel, cây đàn tình yêu của người Cơtu

Abel, cây đàn tình yêu của người Cơtu
Tác giả: Nguyễn Văn Sơn
            Nhạc cụ của người Cơtu khá đa dạng và phong phú, đàn Abel là một trong số đó. Người Cơtu gọi Abel là cây đàn tình yêu để rồi qua cây đàn tuy đơn giản này trai gái Cơtu tìm đến nhau kết duyên chồng vợ... Đây là loại nhạc cụ cổ xưa do tổ tiên người Cơtu chế tác và truyền lại cho từng gia đình và từng dòng họ. Thoạt nhìn đàn Abel giống như cây đàn cò của người Kinh. Đàn Abel của người Cơtu được làm bằng thứ gỗ cây dỗi, đàn có hai phần đó là phần đế đàn và thân đàn. Đế đàn được làm từ mảnh gỗ mỏng khoảng 1 cm, chiều dài khoảng 15 cm. Phần thân đàn là một ống lồ ô già có chiều dài khoảng 30 cm, đường kính độ 3 cm, một đầu của ống lồ ô được gắn vào đế của đàn, đầu kia gắn cần đàn (dây kéo). Tuỳ thuộc vào nghệ nhân chế tạo ra đàn mà có trạm trổ nhiều hoạ tiết hoa văn rất đẹp và sinh động. Phần trên của đàn được khoét một lỗ để gắn vào đó một cái chốt nhỏ bằng tre để lên dây đàn, từ đây có một sợi dây đàn được cột vào chốt nhỏ ấy chạy song song với thân đàn (ống lồ ô). Ngoài ra, từ chổ tiếp giáp giữa đế và thân đàn được gắn một sợi chỉ có chiều dài hơn thân đàn vào miếng vẩy trút (vâỷ con tê tê) hình tròn.
Ông Pơling Hạnh, 68 tuổi dân tộc Cơtu thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang tái hiện cảnh tình yêu không lời qua đàn Abel với người vợ của mình. Ảnh: Văn Sơn
Nghệ nhân A Tùng Vẽ, 86 tuổi dân tộc Cơtu hiện ở tại thôn Gừng thị trấn P’rao huyện Đông Giang cho biết: chơi đàn này có thể là một hoặc hai người. Trong trường hợp chơi hai người thì một người dùng cần kéo bằng nứa hoặc tre để tạo ra tiếng qua chổ tiếp giáp giữa dây đàn và thân đàn, đồng thời bàn tay trái bấm vào dây đàn tạo ra âm thanh. Người còn lại dùng miệng và hai hàm răng cắn lấy vẩy trút và giữ cho sợi chỉ trong trạng thái luôn căng, cùng lúc miệng người này vẫn hát nhưng hai hàm răng vẫn cắn chặt lấy vẩy trút tạo nên âm thanh khi trầm khi bổng có sức quyến rũ lạ thường. Đây là đàn để người con trai Cơtu thổ lộ tình yêu của mình với người con gái khi mà họ không nói được lời tâm sự.
Nghệ nhân Tơngôn Oi, 78 tuổi dân tộc Cơtu thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang đang chơi đàn Abel. Ảnh:V.Sơn

Đàn Abel rất có sức quyến rũ, nó có thể sử dụng bất cứ ở đâu, trong chòi rẫy hay trong nhà Moong, trong nhà Gươl, trong những dịp buôn làng có lễ hội truyền thống... Khi người con trai và người con gái Cơtu đến tuổi yêu nhau, họ dùng đàn để nói hộ tình yêu. Trong quá trình chơi đàn, người con trai kéo đàn cùng lúc mắt chàng trai luyết láy mắt với bạn tình của mình, người con gái miệng thì ngậm vẩy trút và răng lúc nào cũng cắn chặt nhưng môi luôn hở để âm thanh từ miệng thoát ra. Vì sợi chỉ ngắn nên khoảng cách giữa hai người càng gần hơn tạo nên sự gần gũi mà kín đáo quyến luyến, hai tâm hồn hoà quyện ở nhau bồng bềnh đôi lúc lại lâng lâng khó diễn tả được.
Nếu có dịp đến vùng đồng bào Cơtu sinh sống vào những dịp lễ hội truyền thống, hay Tết đến xuân về, tiếng đàn Abel thỏ thẻ lại càng làm cho mọi người thêm gần gũi và cởi mở hơn. Cùng với các loại nhạc cụ khác như:kèn Cabluốc, kèn K’loóc, sáo Rahênh...thì đàn Abel là loại nhạc cụ độc đáo gắn liền với truyền thống văn hoá bao đời của người Cơtu trên vùng Trường Sơn. Đáng tiếc rằng hiện nay người biết loại nhạc cụ này còn lại không nhiều./.

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Công diễn Kẹp hạt dẻ tại TP Hồ Chí Minh



Vở vũ kịch Kẹp hạt dẻ có nội dung văn học dựa trên câu chuyện Kẹp hạt dẻ và Vua Chuột của nhà văn E.T.A Hoffman. Với phần âm nhạc của nhà soạn nhạc Nga nổi tiếng P.I. Tchaikovsky, vũ kịch Kẹp hạt dẻ (Nutcracker) luôn là sự kiện được trông chờ nhất trong mùa lễ hội cuối năm và Giáng sinh. Giờ đây, vở vũ kịch nổi tiếng này sẽ đến với khán giả TP Hồ Chí Minh với phiên bản biểu diễn đặc biệt mà biên đạo múa người Na Uy Johanne Jakhelln Constant dàn dựng riêng dựa trên thế mạnh và sở trường của từng diễn viên trong Đoàn Vũ kịch - Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TP Hồ Chí Minh. Lần đầu tiên, khán giả TP sẽ được thưởng thức trọn vẹn một vở ballet kinh điển, được đầu tư về mặt nghệ thuật biểu diễn cũng như về phục trang cảnh trí. Vở diễn sẽ được giới thiệu vào 20h ngày 12.11, tại Nhà hát TP Hồ Chí Minh.
Minh họa - Vở Balê Kẹp Hạt Dẻ

SK

Waltz of the Flowers: Giáng sinh an lành!

Ngọc Anh 
( http://tuanvietnam.vietnamnet.vn )
            Waltz of the Flowers là lời chúc an lành từ Tchaikovsky gửi đến các em nhỏ, mang không khí mùa Giáng sinh ấm áp, náo nức đến mỗi căn nhà, mỗi con người...

Trích “Tổ khúc Kẹp hạt dẻ” (The Nutcraker) Op.71a
Tác giả: Peter Ilyich Tchaikovsky
Thể hiện: Dàn nhạc giao hưởng Boston (Chỉ huy: Seiji Ozawa)
*****
            Vào tháng 12, cách đây đúng 115 năm, vở ballet Nga “Kẹp hạt dẻ” (The Nutcraker) với phần âm nhạc của Tchaikovsky (Op. 71), đã lần đầu ra mắt công chúng trên sân khấu Nhà hát Hoàng gia St. Petersburg.
            Kịch bản của vở ballet được dựa trên một phóng tác của A. Dumas cha theo truyện ngắn Đức “Chàng cắn hồ đào và vua chuột” của Hoffmann. Đó là câu chuyện về cô bé Clara, vì quá hồi hộp chờ đón buổi sáng Giáng sinh nên đêm trước đã nằm mơ thấy bao cảnh trí và nhân vật thần tiên sống động.

Những chiếc kẹp hạt dẻ hình nhân đủ màu sắc rực rỡ
Nguồn: wikipedia.org



            Những chiếc kẹp hạt dẻ hình nhân là thứ đồ chơi Giáng sinh truyền thống của trẻ em phương Tây từ thế kỉ 15. Khi kéo một đòn bẩy nhỏ ở phía sau hình nhân, chiếc miệng rộng của chúng sẽ cắn vỡ các hạt có vỏ cứng như hồ đào, hạt dẻ...
            Trong vở ballet, Clara được tặng một chiếc kẹp hạt dẻ hình một anh lính với đầy đủ lễ phục. Cô bé nằm mơ thấy mình cùng anh lính chiến đấu chống lại vua chuột. Kết thúc câu chuyện, anh lính biến thành một chàng hoàng tử, hai người tận hưởng cuộc phiêu lưu qua xứ sở thần tiên với những vũ điệu tuyệt vời.
Cho dù ban đầu, khán giả Nga tỏ ra không mấy mặn mà, nhưng tới ngày nay, "Kẹp hạt dẻ" đã trở thành một trong những vở ballet nổi tiếng nhất thế giới. Trình diễn “Kẹp hạt dẻ” vào dịp lễ Giáng sinh đã trở thành truyền thống của nhiều đoàn ballet.

Phác họa bối cảnh ballet "Kẹp hạt dẻ" của Konstantin Ivanov (năm 1892)
Nguồn: wikipedia.org
            Tchaikovsky bắt đầu viết nhạc cho ballet “Kẹp hạt dẻ” từ tháng 2/1891 và hoàn thành vào tháng 3/1892. Trước khi vở ballet ra mắt công chúng vào tháng 12, Tchaikovsky đã chọn ra 8 khúc nhạc hay nhất từ phần âm nhạc cho ballet để hợp thành “Tổ khúc Kẹp hạt dẻ” (Op. 71a) dành cho biểu diễn hòa nhạc.
“Tổ khúc Kẹp hạt dẻ” được công diễn lần đầu vào ngày 19 tháng 3 năm 1892 tại St. Petersburg dưới sự chỉ huy của chính tác giả. Ngay lập tức, nó đã trở nên nổi tiếng trong khi vở ballet “Kẹp hạt dẻ” thì phải chờ đến giữa những năm 1960 mới đạt được danh tiếng lớn lao như ngày nay.
Cho dù Tchaikovsky không mấy hài lòng với phần âm nhạc của ballet “Kẹp hạt dẻ”, thế nhưng thực tế, nó đã không chỉ tạo nên giá trị cốt yếu của vở ballet, mà còn có nhiều điều mới mẻ trong giai điệu và cách hòa âm phối khí. Thậm chí ngày nay, nó được đánh giá cao hơn cả âm nhạc của hai vở ballet nổi tiếng khác của Tchaikovsky là “Hồ thiên nga” (Swan Lake) và “Người đẹp ngủ trong rừng” (Sleeping Beauty).
Âm nhạc của ballet “Kẹp hạt dẻ” thể hiện một tầm ảnh hưởng không nhỏ từ các sáng tác khí nhạc. Và tới Waltz of the Flowers (Điệu valse của những bông hoa) - khúc nhạc cuối cùng trong “Tổ khúc Kẹp hạt dẻ”, có thể nói trình độ hòa âm phối khí đã đạt tới đỉnh cao.

Vũ khúc "Waltz of the Flowers" của đoàn ballet San Francisco
Nguồn: value.net
Waltz of the Flowers được viết đúng theo hình thức của một điệu valse, nghĩa là một vũ khúc được viết ở nhịp ¾. Dạo đầu cho điệu valse là một đoạn cadenza lóng lánh do đàn harp độc tấu. Tiếp theo có 4 chủ đề cơ bản tự lặp lại và nối tiếp nhau. Các nhạc cụ lần lượt đóng vai trò chính trong việc thể hiện giai điệu trên nền hòa âm của cả dàn nhạc: kèn co và clarinet, bè violin, flute (có triangle – kẻng ba góc tham gia trong phần đệm) và bè cello.
Ngoài cách nghe riêng tổ khúc hay xem trình diễn ballet, bạn cũng có thể thưởng thức Waltz of the Flowers qua bộ phim hoạt hình "Fantasia" do Walt Disney sản xuất năm 1940 - một sự kết hợp tuyệt vời giữa phim hoạt hình và âm nhạc cổ điển.
Trong "Fantasia", những vũ khúc trong “Tổ khúc Kẹp hạt dẻ” được dùng để mô tả sự chuyển mùa tinh tế và sống động, Waltz of the Flowers chính là vũ khúc của những nàng tiên băng tuyết và sương giá mùa đông.

Vào thời của Tchaikovsky, valse là một điệu nhảy rất phổ biến và tượng trưng cho các ngày lễ gia đình. Ở khúc nhạc Tháng 12 trong “Tổ khúc bốn mùa” Op. 37b gồm 12 khúc nhạc cho đàn piano ứng với 12 tháng của năm, Tchaikovsky cũng dùng điệu valse để mô tả một ngày hội gia đình đầm ấm xung quanh cây thông Noel.
Giống như Tháng 12, Waltz of the Flowers là lời chúc an lành từ Tchaikovsky gửi đến các em nhỏ và mang không khí mùa Giáng sinh ấm áp, náo nức đến mỗi căn nhà, mỗi con người...
Ngọc Anh


Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

Nhà báo – nhạc sĩ Phạm Hoàng Long: Viết báo cần cái đầu thông minh và tỉnh táo


Phóng viên TCNB đã có cuộc trò chuyện với nhà báo – nhạc sĩ Phạm Hoàng Long trong những ngày TP. Hồ Chí Minh đang nhộn nhịp kỷ niệm 100 năm ngày Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 – 5/6/2011) và 86 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2011). Người vừa đoạt giải nhất trong cuộc thi “Tiếng hát người làm báo” lần thứ VII do Hội Nhà báo Tp. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Công ty Truyền thông Quốc tế tổ chức từ ngày 8/6/201114/6/2011. Ngoài ra anh còn là một nhà báo, biên tập viên âm nhạc của Đài Tiếng Nói Nhân Dân Tp. Hồ Chí Minh (VOH).

Phóng viên (PV): Được biết anh là một nhà báo đồng thời là nhạc sĩ. Vậy có thể gọi anh là nhà báo viết nhạc hay nhạc sĩ làm báo?

Nhà báo Phạm Hoàng Long (NB PHL): Tôi là nhạc sĩ làm báo. Trước khi đến với nghề báo tôi đã từng tốt nghiệp Đại học âm nhạc chuyên ngành Piano với sự hướng dẫn của NSUT Trần Thanh Thảo và chuyên ngành sáng tác với sự hướng dẫn của GS. TS Nguyễn Văn Nam tại Nhạc Viện TP. Hồ Chí Minh. Năm 2003, tôi bắt đầu bén duyên với nghề báo và phụ trách biên tập âm nhạc của đài VOH.

PV: Trong cuộc thi “Tiếng hát người làm báo” lần này, tại sao anh chọn bài hát “Tháng Năm nhớ Bác” mà không phải là bài khác?


 
Chương trình giao lưu: Ngòi Bút & Trái Tim 2011 - HTV
Nhạc sĩ - Nhà Báo Phạm Hoàng Long - Giải Nhất cuộc thi "Tiếng Hát Người Làm Báo 2011" với ca khúc "Tháng Năm Nhớ Bác" Nhạc : Thanh Bình, lời thơ: Tân Việt

NB PHL: Tôi chọn bài này có thể nói là “duyên kỳ ngộ”. Thứ nhất, tôi đã từng giới thiệu ca khúc này trong chương trình “Giới thiệu ca khúc mới” trên đài VOH do ca sĩ Anh Bằng và Trọng Tấn trình bày.
Thứ hai nhạc sĩ Thanh Bình (tác giả) là một người bạn thân của tôi, sau khi phổ nhạc từ lời thơ của nhà thơ Tân Việt, tác giả đưa xem và tôi thấy rằng mình cũng có thể trình bày tốt ca khúc này vì giai điệu ca khúc thích hợp với giọng hát của tôi.
 Thứ ba ca khúc phù hợp với chủ đề “Nhớ Bác” – một chương trình mà tôi chịu trách nhiệm đạo diễn để tham gia dự thi trong cuộc thi “Tiếng hát người làm báo” lần này nhân kỉ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và 86 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.


PV: Cảm xúc của anh  khi tham dự cuộc thi lần này như thế nào?

NB PHL: Cuộc thi lần này có quy mô tổ chức lớn, không hạn chế các cơ quan báo đài ở TP. Hồ Chí Minh mà mở rộng ra các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai… Là dịp để giao lưu, thi tài văn nghệ giữa các nhà báo, khẳng định rằng nhà báo không chỉ viết giỏi mà còn hát hay, múa đẹp.
 Tham gia chương trình lần này, tôi rất hồi hộp. Mọi công tác chuẩn bị từ biên tập ca khúc, hòa âm, phối khí… đều do mình chịu trách nhiệm dàn dựng nên rất lo lắng. Ở phần thi bán kết tôi tạm hài lòng, đó là động lực giúp tôi thể hiện tốt hơn nữa ở phần thi chung kết. Thể hiện ca khúc “Tháng Năm nhớ Bác” trong đêm chung kết, tôi nghĩ mình sẽ chiến thắng nhưng không biết ở mức độ nào. Tôi thật sự bất ngờ và hạnh phúc khi nghe nhạc sĩ Trần Long Ẩn – chủ tịch hội âm nhạc Tp. Hồ Chí Minh công bố kết quả là tiết mục Tháng Năm Nhớ Bác do mình trình bày đoạt giải cao nhất tại hội thi lần này. Tôi cảm thấy mình cũng có một chút may mắn trong cuộc thi.


PV: Như tôi được biết anh vừa hoàn thành bản giao hưởng về Hồ Chí Minh gồm 4 chương,  anh có  ý tưởng từ đâu?

NB PHL: Theo tôi để có ý tưởng mới thì bắt nguồn từ những ý tưởng cũ. Tôi đã có một loạt những nhạc phẩm viết về các chủ đề khác nhau ở các thể loại như: Ngũ tấu “Sóng Đàn Cửu Long” viết năm 2009 để tặng cha mẹ, thầy cô; chùm Prelude cho Piano “Ký ức tuổi thơ” viết năm 2006 gồm 8 bài viết cho thiếu nhi, các ca khúc về quê hương, đất nước… nhưng tôi chưa có một nhạc phẩm nào về Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta. Vì vậy, tôi viết bản giao hưởng về Bác vừa để tốt nghiệp lớp cao học âm nhạc vào tháng 9 tới đây đồng thời để kỉ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 5/6/1911 – 5/6/2011. Bản giao hưởng 4 chương với tiêu đề Hồ Chí Minh gồm: Chương I – Sứ Mệnh, Chương II – Ánh Sáng, Chương III – Niềm tin, Chương IV – Vinh Quang Việt Nam.
Và tôi rất mong có được sự ủng hộ của công chúng cũng như các ban ngành lãnh đạo thành phố để tôi có dịp giới thiệu tác phẩm này trong thời gian sắp tới.

PV: Bản thân gia đình anh có truyền thống nghệ thuật (ba là nhạc sĩ Phạm Lý), vậy “cái duyên” nào mang anh đến với nghề báo?
NB PHL: Mặc dù ba tôi là nhạc sĩ nhưng ông nguyên là Biên Tập Viên đài Tiếng Nói Việt Nam II, nguyên giảng viên Nhạc Viện TPHCM. Vì vậy tôi cũng muốn thử sức và làm mới mình ở một lĩnh vực khác đó chính là nghề báo. Có thể nói viết nhạc là nghiệp còn viết báo mới là nghề của tôi. Nhìn lại, tôi thấy nghề báo là nghề có ích cho xã hội, có thể làm nhiều điều tích cực cho cả hôm nay và mai sau.

PV: Từ lĩnh vực nghệ thuật chuyển qua làm báo thì anh gặp phải những khó khăn gì trong ngày đầu tác nghiệp?
NB PHL: Viết nhạc theo ngẫu hứng và cần cảm xúc nhưng viết báo thì lại cần cái đầu thông minh và sự tỉnh táo. Vì thế những ngày đầu làm báo tôi gặp nhiều khó khăn trong cách sử dụng ngôn ngữ báo chí, văn phong không “bay bổng” như các nhà báo chuyên nghiệp.
Nhưng cũng có một thuận lợi rằng, tôi được công tác trong lĩnh vực chuyên môn nên các bài viết, các chương trình thường tránh được những sai sót về âm nhạc. Qua đó có thể mang đến cho công chúng những góc nhìn, nhận định về âm nhạc.

PV: Hiện nay, một số dòng nhạc và ca sĩ mới xuất hiên bị đánh giá là “Thảm họa Vpop”, là một nhà báo kiêm nhạc sĩ anh nghĩ như thế nào về vấn đề này?
NB PHL: Đứng ở cương vị người làm báo, tôi cho rằng việc đăng tải thông tin trên báo chí gồm 2 kênh: kênh chính thống và kênh ngoài luồng. Kênh chính thống là những bài viết, chương trình…. có nhiệm vụ tuyên truyền theo chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước. Ví dụ như những chương trình giới thiệu những ca khúc hay, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc. Đối với kênh ngoài luồng thì thông tin đăng tải chủ yếu là lăng xê, PR cho các ca sĩ, ca khúc. Bên cạnh đó, bản thân các báo đều cạnh tranh tạo sự hấp dẫn nên đôi khi ít có sự chọn lọc thông tin khi đưa lên trang báo.
Còn là nhạc sĩ, theo tôi những phóng viên viết về âm nhạc cần phải có kiến thức hay ít ra cũng phải được đào tạo về âm nhạc thì thông tin sẽ sâu và dễ hiểu hơn đối với độc giả. Những mảng âm nhạc mang tính hàn lâm thì nên tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa. Như vậy sẽ tạo một hiệu ứng tốt trong xã hội, để công chúng không phải chỉ thấy một góc còn hạn chế của giới nghệ sỹ.


PV: Anh có suy nghĩ như thế nào về nhà báo, nghề báo hôm nay?
NB PHL: Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, nhà báo cần có trình độ chuyên nghiệp, không chỉ hiểu rộng mà phải biết sâu về chuyên môn, lĩnh vực mà mình phụ trách theo dõi để đứng vững trước những đòi hỏi và thách thức của thời đại mới. Bên cạnh đó, nhà báo phải yêu nghề và cần một tinh thần vững vàng nhất là phải có cái tâm để ngòi bút được trong sáng và có những thông tin kịp thời gửi đến công chúng.

Xin cảm ơn những chia sẻ của anh. Chúc anh ngày càng thành công trong cương vị là nhà báo và nhạc sĩ .

HOÀNG MINH

Phạm Hoàng Long – sinh ra để làm nghệ thuật.


HOÀNG MINH


          Tôi gặp nhạc sĩ – nhà báo Phạm Hoàng Long trong những ngày Sài gòn đang nhộn nhịp kỷ niệm 86 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2011). Người vừa đoạt giải quán quân trong cuộc thi “Tiếng hát người làm báo” lần thứ 7 do Hội Nhà báo Tp. Hồ Chí Minh tổ chức từ ngày 9/6/2011 – 15/6/2011. Ngoài ra anh còn là một nhà báo kỳ cựu ở Đài tiếng nói nhân dân Tp. Hồ Chí Minh (VOH).

Phóng viên (PV): Được biết anh là một nhạc sĩ đồng thời là nhà báo. Vậy có thể gọi anh là nhạc sĩ làm báo hay nhà báo viết nhạc?

Nhạc sĩ – nhà báo Phạm Hoàng Long (NS-NB PHL): Tôi là nhạc sĩ làm báo. Trước khi đến với nghề báo tôi đã từng tốt nghiệp Đại học âm nhạc chuyên ngành Piano với sự hướng dẫn của NSƯT Trần Thanh Thảo và chuyên ngành sáng tác với sự hướng dẫn của GS. TS Nguyễn Văn Nam tại Nhạc Viện TP. Hồ Chí Minh. Năm 2003, tôi bắt đầu bén duyên với nghề báo và phụ trách biên tập âm nhạc của đài VOH. 
Nhạc sĩ Phạm Hoàng Long


PV: Bản thân được sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật (ba là nhạc sĩ Phạm Lý), vậy anh có nghĩ rằng mình được di truyền yếu tố nghệ sĩ không?

NS-NB PHL: Gia đình tôi đều làm nghệ thuật, vì vậy tôi cũng được thừa hưởng tố chất nghệ sĩ từ ba mẹ. Bên cạnh đó, tôi được tiếp xúc với âm nhạc từ nhỏ, nên tư chất nghệ sĩ trong con người tôi sớm được phát triển. Tôi yêu âm nhạc và có thể nói rằng “âm nhạc là một phần không thể thiếu trong con người tôi”.

PV: Quê ở Đồng Tháp nhưng anh lại viết nhạc phẩm “Sài Gòn – Thành phố tôi yêu”, anh có thể nói về “cái duyên kỳ ngộ” này?

NS-NB PHL: Quê gốc tôi ở Đồng Tháp nhưng từ nhỏ tôi sống và lớn lên ở TP.HCM nên có nhiều tình cảm và kỉ niệm về mảnh đất Sài thành này. Hồi nhỏ tôi nghịch ngợm hay cùng bạn bè đi bắt dế chơi đá banh trong các công viên. Và đặc biệt tôi rất thích khi đi dọc con đường của Sài Gòn để quan sát những thay đổi. Đường  phố với những cánh lá hoa dầu bay bay trong gió vào mỗi chiều từng đôi tay trong tay rảo bước và trao cho nhau những lời yêu thương. Sài Gòn đẹp lắm với những câu hát ngân nga mỗi độ xuân về với niềm mong ước về một tình yêu, một niềm hạnh phúc để những chàng trai cô gái, để những câu hát nụ cười còn vương mãi trên môi:
                   Sài Gòn tôi yêu, tôi yêu sắc nắng Sài Gòn.
Sài Gòn tôi yêu những chiều sánh bước bên em
Chiều vàng ngập nắng, con đường cho má em hồng”
PV: Anh vừa hoàn thành bản giao hưởng Hồ Chí Minh gồm 4 chương để tốt nghiệp lớp cao học âm nhạc vào tháng 6 tới đây đồng thời để kỉ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 5/6/1911 – 5/6/2011, anh có ý tưởng sáng tác từ đâu?

NS-NB PHL: Theo tôi để có ý tưởng mới thì bắt nguồn từ những ý tưởng cũ. Tôi đã có một loạt những nhạc phẩm viết về các chủ đề khác nhau ở các thể loại như: Ngũ tấu “Sóng Đàn Cửu Long” viết năm 2009 để tặng cha mẹ, thầy cô; chùm Prelude cho Piano “Ký ức tuổi thơ” viết năm 2006 gồm 8 bài viết cho thiếu nhi, các ca khúc về quê hương, đất nước… nhưng tôi chưa có một nhạc phẩm nào về Chủ Tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta. Vì vậy, tôi viết bản giao hưởng về Bác vừa để tốt nghiệp lớp cao học âm nhạc đồng thời để kỉ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 5/6/1911 – 5/6/2011. Bản giao hưởng 4 chương với tiêu đề Hồ Chí Minh gồm: Chương I – Sứ Mệnh, Chương II – Ánh Sáng, Chương III – Niềm tin, Chương IV – Vinh Quang Việt Nam.
Và tôi rất mong có được sự ủng hộ của công chúng cũng như các ban ngành lãnh đạo thành phố để tôi có dịp giới thiệu tác phẩm này trong thời gian sắp tới.

PV: Xin anh nói rõ về nội dung của từng chương trong bản giao hưởng về Bác Hồ?

NS-NB PHL: Mỗi chương trong bản giao hưởng là từng giai đoạn, từ lúc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước đến ngày nước ta độc lập, thống nhất.
Chương I – Sứ mệnh:
Chương II – Ánh sáng:
Chương III – Niềm tin:
Chương IV – Vinh quang Việt Nam:

PV: Ngoài công việc sáng tác, anh còn biết đến với tư cách là một nhà báo kì cựu trong đài VOH - biên tập âm nhạc. Âm nhạc là đề tài hấp dẫn độc giả nhưng rất khó để vừa lòng tất cả mọi người, anh có thể chia sẻ về về công việc của mình?
NS-NB PHL: Tôi là biên tập viên âm nhạc cho đài VOH, thường giới thiệu những ca khúc mới, hay thông qua những cuộc thi để tuyển chọn những giọng hát hay, ngoài ra còn có các bài viết phản ánh thực trạng âm nhạc trong nước và quốc tế. Có thể nói nghề báo là “nghề làm dâu trăm họ” vì vậy tôi cũng chịu nhiều áp lực khi bài vở và chương trình quá nhiều. Làm thế nào để vừa lòng mọi độc giả là rất khó nhưng tôi vẫn cố gắng để làm tốt vai trò của mình.
Nhưng cũng may là tôi được công tác trong lĩnh vực chuyên môn nên các bài viết, các chương trình thường tránh được những sai sót về âm nhạc. Qua đó có thể mang đến cho công chúng những góc nhìn, nhận định về âm nhạc.

PV: Hiện nay, một số dòng nhạc và ca sĩ mới xuất hiên bị đánh giá là “Thảm họa Vpop”, là một nhạc sĩ kiêm nhà báo anh nghĩ như thế nào về vấn đề này?
NS-NB PHL: Những mảng âm nhạc mang tính hàn lâm thì nên tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa. Như vậy sẽ tạo một hiệu ứng tốt trong xã hội, để công chúng không phải chỉ thấy một góc còn hạn chế của giới nghệ sỹ.
Còn vị trí người làm báo, tôi cho rằng việc đăng tải thông tin trên báo chí gồm 2 kênh: kênh chính thống và kênh ngoài luồng. Kênh chính thống là những bài viết, chương trình…. có nhiệm vụ tuyên truyền theo chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước. Ví dụ như những chương trình giới thiệu những ca khúc hay, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc. Đối với kênh ngoài luồng thì thông tin đăng tải chủ yếu là lăng xê, PR cho các ca sĩ, ca khúc. Bên cạnh đó, bản thân các báo đều cạnh tranh tạo sự hấp dẫn nên đôi khi ít có sự chọn lọc thông tin khi đưa lên trang báo.

Xin cảm ơn những chia sẻ của anh. Chúc anh thành công.
HOÀNG MINH

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Giám đốc Nhạc viện TP.HCM - Tiến sĩ Văn Thị Minh Hương: “Tôi bất lực và hãnh diện về chồng mình”


Nguyễn Thiện

PNCN - Chồng của chị Minh Hương là ca sĩ Cao Minh, người nổi tiếng hát hay và… quái! Quen nhau đến chín năm mới cưới, bao nhiêu điều khác lạ ở anh chàng kỳ khôi này dường như chị đã biết tường tận.
Chị cũng ra sức “điều chỉnh”, “bổ sung” và những tưởng sẽ có thể cải tạo được bản tính “hoang dã” của chàng nông dân mê ca hát ở vùng Lộc Giang, Đức Hòa (Long An), nhưng rồi khi thành vợ chồng, “bản năng quái” tiềm ẩn trong Cao Minh lại trỗi dậy mãnh liệt.


“Mong muốn có người chồng giống như ý mình bất thành, nhưng tôi không bất hạnh!”, Minh Hương vui vẻ chia sẻ và nói thêm: “Hồi mới cưới, nhiều lúc giận anh, tôi nằm quay lưng vào vách, chờ một biểu hiện của sự hối lỗi. Vậy mà anh Minh cứ khò khò làm như không biết gì. Thế có bực không!”. Chị thể hiện sự bất lực mà đầy hãnh diện về một ông chồng có tính tình lạ lùng một cách… bất tận. Chị kể, hai vợ chồng có ngôi nhà xinh xắn, lãng mạn với cửa ngó ra hồ sen, cửa nhìn thấy bóng cá, cửa mát với cỏ xanh, nhưng Cao Minh nào chịu để yên. Hôm nay anh cạy cái này, ngày mai anh dở cái kia. Cửa nẻo trong nhà đục đẽo, đập phá xây lắp đủ kiểu Đông Tây kim cổ, hồ nước ngoài sân cứ xoay chỉnh tứ hướng, nghiêng về trước, lùi ra sau… Thảm cỏ dưới chân đi êm ái biết bao rồi cũng bê tông hóa. Cứ đi công tác xa vài hôm, lúc trở về chị lại ngỡ nhà mình… như nhà ai! Cao Minh là người như vậy. Anh luôn muốn người ta phải chú ý mỗi khi anh xuất hiện. “Ngồi trên chiếc xe cổ quái được anh “chế biến”, tân trang, chạy xì khói, nổ ầm ầm, mình không dám nhìn ai, còn anh thì cứ quay mặt bên này, ngoảnh cổ bên kia xem có ai nhìn mình không. Nếu có thì anh phỗng mũi, tự hào, còn không thì về nhà lật xe, đắp chỗ này thêm một miếng da bò, gắn thêm chỗ kia một chiếc còi xe ngựa… cho quái hơn chút nữa! Thậm chí, anh cũng muốn vợ… hổng giống ai” - chị Minh Hương “kể tội” chồng.
Gia đình Cao Minh và con gái một người bạn (x)

Minh Hương lớn lên trong gia đình có sáu anh em ở Đà Nẵng. Thuở nhỏ, vì muốn lập một ban nhạc gia đình nên bố mẹ cho mỗi con học một nhạc cụ. Minh Hương là út, lúc lên năm được bố chở đi học đàn guitar ở xóm, học piano ở nhà thờ. Lớn lên, các anh chị đều bỏ nghề, chỉ còn Minh Hương theo đuổi con đường âm nhạc nên được bố mẹ cưng chiều như tiểu thư. Cao Minh biết vậy nên gọi vợ là “quý tộc” và tự nhận mình là “Hai lúa”. Xung đột tính cách, thói quen vùng miền trong đời sống vợ chồng hằng ngày là tất yếu, song chị hiểu rõ một điều: ai cũng có cá tính riêng. Thỏa mãn được cá tính của mình là hạnh phúc thật nhất của mỗi người. Chị hiểu rằng chồng mình không thích bị ràng buộc và không gì ràng buộc anh được ngoài… tự do! Tốt nghiệp nhạc viện với những giải thưởng âm nhạc lớn, Cao Minh về đoàn Bông Sen, rồi đoàn Âu Cơ, cuối cùng thành ca sĩ tự do. Lãnh đạo đơn vị từng động viên anh viết đơn “xin” danh hiệu nghệ sĩ ưu tú: “Cậu có hàng ngàn chuyện để liệt kê, chỉ cần kể đầy ba trang A4 là xong!”, nhưng anh luôn buông bút khi chưa quá nửa trang đầu. Kết quả sự chọn lựa ấy là giờ đây, hễ muốn hát thì Cao Minh thắt cà vạt, mang giày tây, chải tóc, còn không, thì anh cởi trần, chân không, đi cuốc đất, nuôi hươu, nai, chồn, khỉ… ở Trị An, Mã Đà. Minh Hương diễn tả chồng là con thú hoang. Mấy mươi năm sống chung, đã có một tỷ chuyện va chạm, nhờ đấy lại bật ra những tính khí ngang tàng, phóng khoáng, tự do của người chồng rặt Nam bộ và chị hiểu, chuyện tình cảm gia đình có lúc lên tận đỉnh, lúc xuống cuối dốc là chuyện thường tình. “Yêu nhau thì tôn trọng và chấp nhận đến cùng mọi khác biệt, nhất là khi khác biệt đó là căn nguyên làm nên hạnh phúc cho chồng. Với tôi, hạnh phúc của chồng là của vợ, là của chung gia đình”, chị nói.
Một hình ảnh khác của ca sĩ Cao Minh
 
Quen nhau cuối năm 1978, cưới nhau giữa năm 1988, sinh con đầu năm 1998, con gái Cao Minh và Minh Hương càng lớn càng giống mẹ ở chỗ học giỏi, đàn hay, vẽ đẹp và giống cha ở đặc điểm lưng khòm, thích đi chân đất và... dở tính.
Dù ít được biết đến so với chồng, nhưng Minh Hương có một sự nghiệp đáng nể. Chị đã hoàn tất chương trình tu nghiệp tại ĐH âm nhạc Kunitachi (Tokyo, - Nhật Bản), là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học về âm nhạc, tham gia nhiều hội thảo quốc tế, thành viên hội đồng khoa học, biên tập cho nhiều tạp chí quốc tế, cố vấn âm nhạc cho nhiều chương trình nước ngoài, giám đốc một nhạc viện lớn… Hỏi chị có buồn khi “lép tiếng” trước chồng, chị cho biết, điều chị cần hơn và đã có, chính là sự quan tâm rất thật của người chồng với tính tình kỳ quái đến mức có thể viết thành chuyện 1001 đêm vẫn chưa đến hồi kết. Ngay chuyện thể hiện tình cảm với vợ của anh cũng không giống ai. Chở vợ đi chợ nhưng anh là người vào chợ, còn chị được anh đẩy vào bóng mát ngồi chờ. Trước ngày chị đi tu nghiệp ở Nhật ba năm, đang ngồi ăn, bỗng dưng anh mang chén cơm ra sau hè… ngồi khóc. “Chưa bao giờ tôi nghĩ anh sẽ khóc”, chị chia sẻ và nhớ lại, chị đã cảm động tự hỏi, mình có nên đi không? Ngày từ Nhật trở về, chị lại thấy khoảng sân trong nhà chất đầy đá tảng, mỗi tảng vài chục cân hoặc cả tạ do anh tự mang vác về. Hỏi, anh bảo: “Làm việc nặng để quên đi… nỗi nhớ vợ”. Giờ nhà chị có nguyên hầm đá, chẳng biết để làm gì, nhưng mỗi lần nhìn, chị lại thấy lòng rung lên một cảm giác yêu thương ngọt ngào. Con thú hoang dã… cũng yêu điên cuồng và cũng biết hy sinh vì tình yêu.

Nguyễn Thiện

Các trường Đại học - Cao đẳng tại Việt Nam

Hoàng Long (Sưu tầm)
Đại Học Dân Lập Quản Lí Kinh Doanh Hà Nội
Đại Học Dân Lập Thăng Long
Đại Học Dược Hà Nội
Đại Học Hàng Hải
Đại Học Hồng Đức (Thanh Hóa)
Đại Học Lâm Nghiệp
Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội
Đại Học Nông Nghiệp I
Đại Học Thuỷ Sản
Đại Học Xây Dựng
ĐH Mở Hà Nội
Học Viện Công Nghệ Châu Á Tại Việt Nam (AIT)
Khoa Công Nghệ Thông Tin - Ðại Học Khoa Học Tự Nhiên
Khoa Ngoại Ngữ - Đại Học Văn Lang
Trường Đào Tạo Các Chức Danh Tư Pháp
Trường Ngôn Ngữ Thế Kỷ 21 TOPA

Piano Festival 2011 - Festival piano mang tầm quốc tế đầu tiên ở VN


           

               20h ngày 18/10 tại Nhạc viện TP.HCM sẽ khai mạc Piano Festival 2011 do Nhạc viện TP.HCM tổ chức nhân kỷ niệm 55 năm thành lập Nhạc viện. Festival sẽ diễn ra trong vòng 6 ngày, từ 18 - 23/10. Ngoài các nghệ sĩ Việt Nam còn có các nghệ sĩ đến từ Mỹ, Hàn Quốc, Singapore. Đây là festival piano quốc tế lần đầu tiên ở Việt Nam, được sự quan tâm của đông đảo công chúng.
Bộ trưởng Bộ VH,TT&DL Hoàng Tuấn Anh và Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã gửi thư chúc mừng và “đánh giá cao nỗ lực của Nhạc viện TP.HCM, BTC trong công tác tổ chức, quy tụ được nhiều nghệ sĩ tài năng từ các nước đến tham dự Festival quốc tế lần đầu tiên tổ chức tại TP.HCM”.
Mục đích của festival là nhằm “tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kiến thức, học tập kinh nghiệm và phát triển kỹ năng chuyên môn cho các nghệ sĩ, sinh viên piano, giới hoạt động và hâm mộ âm nhạc cổ điển”, góp phần xây dựng văn hóa đỉnh cao của TP.HCM và thắt chặt quan hệ hợp tác giữa Nhạc viện TP.HCM với các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp trong và ngoài nước.
TT&VH có cuộc trao đổi với nghệ sĩ Lê Hồ Hải, tốt nghiệp thủ khoa chuyên ngành biểu diễn piano tại Pháp, Quyền Trưởng khoa Piano, Nhạc viện TP.HCM, chuyên gia phụ trách nghệ thuật của Piano Festival 201l.
Nghệ sĩ - thạc sĩ Lê Hồ Hải - quyền Trưởng khoa Piano - Nhạc Viện Tp.HCM 2011

* Anh có thể cho biết về sự chuẩn bị của Piano Festival 201l?
- Đây là festival piano chuyên nghiệp mà Nhạc viện TP.HCM ấp ủ từ lâu, nay mới thực hiện được. Ý tưởng thì đã có từ nhiều năm và để có được festival như sắp diễn ra, BTC đã khởi động suốt một năm nay. Nhạc viện đã huy động toàn bộ nhân lực, cơ sở vật chất của mình và phải tốn một khoản kinh phí lớn, vừa của cơ sở đào tạo vừa của các nhà tài trợ. Theo tôi biết, thì đây là festival piano chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam mang tầm vóc quốc tế.
* Anh đánh giá như thế nào về chất lượng nghệ sĩ tham gia festival lần này?
            - Những nghệ sĩ tham gia cũng là những nghệ sĩ đã từng cộng tác với Nhạc viện TP.HCM, họ là những nghệ sĩ giỏi, có khả năng chuyên môn rất cao. Đến với festival có nhiều nghệ sĩ thuộc nhiều trường phái piano khác nhau như: trường phái Nga, Mỹ, Pháp, châu Âu... họ là những nghệ sĩ từng đoạt nhiều giải thưởng quốc tế hoặc đang là trụ cột của các cơ sở đào tạo, biểu diễn âm nhạc.
* Là người từng du học ở Pháp và tiếp xúc với những festival piano quốc tế, theo anh festival lần này chúng ta đang theo “mô hình” tổ chức nào?
- Tôi đã nghiên cứu nhiều mô hình festival piano trên trên giới. Nói chung, thường có 2 cách: mời nghệ sĩ lớn đến để biểu diễn và mời nghệ sĩ lớn đến biểu diễn kết hợp với hoạt động sư phạm. Festival piano lần này theo phương cách thứ hai. Nghĩa là trao đổi, giao lưu nhằm học hỏi kinh nghiệm chuyên môn thông qua biểu diễn và mở rộng nâng cao kiến thức qua các sinh hoạt chuyên đề.

Piano Festival sẽ trở thành biểu tượng văn hóa của TP. HCM?

* Lần đầu tổ chức, theo anh có những khó khăn nào cần khắc phục cho lần sau và festival này có trở thành định kỳ?
- Những gì mà BTC đề ra trong dự án là rất cao, nhưng có cân nhắc trong khả năng có thể thực hiện được, cho đến giờ này, chúng tôi rất hài lòng. Lần đầu tổ chức thì gặp muôn vàn khó khăn, nhưng BTC đã nhận được sự ủng hộ của nhiều ngành, nhiều giới và đặc biệt là sử ủng hộ của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và Học viện Âm nhạc Huế. Ngoài ra còn có nhiều nghệ sĩ là giám đốc nghệ thuật, trưởng khoa piano các nhạc viện ở Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, trực tiếp tham gia biểu diễn trong festival.
BTC cũng dự kiến tổ chức định kỳ 2 năm/lần, điều mà festival hướng đến là phấn đấu xây dựng một festival chất lượng để có thể trở thành biểu tượng văn hóa nghệ thuật cho một thành phố lớn như TP.HCM. Đó cũng là điều mà các festival piano trên thế giới đã từng làm.
3 tiết mục hòa tấu piano 8 tay
2 đêm Piano Concert (21 và 23/10) do các giảng viên và nghệ sĩ khách mời biểu diễn. Đêm Young Pianist (22/10) do HS-SV piano xuất sắc của Việt Nam và các pianist trẻ quốc tế biểu diễn.
3 đêm biểu diễn, tiết mục kết thúc chương trình mỗi đêm đều là hòa tấu piano 8 tay (do 4 nghệ sĩ cùng trình tấu) trên 2 cây đàn piano đắt giá nhất hiện nay. Hứa hẹn sẽ là những tiết mục đặc sắc của festival.

- Ngày 18/10: Hội thảo về Lịch sử đàn piano (tiền thân đàn piano, quá trình cải tiến, các trường phái piano trên thế giới, các nhà sáng tác tiêu biểu cho piano...) do thạc sĩ Võ Bảo Lạc Nhân (chuyên gia về sư phạm và tâm lý giảng dạy tại trường Stepman, Bỉ) làm diễn giả.
- Ngày 19/10: Hội thảo chuyên đề về nhạc sĩ Franz Liszt, do thạc sĩ Văn Hùng Cường (Giám đốc âm nhạc của Loudoun Lyric Opera Company, giảng viên tại ĐH Shenandoah, Mỹ) làm diễn giả.
- Ngày 20/10: Piano masterclasses, do GS Boris Kraljevic và nghệ sĩ Rena Cheung Phua (Học viện Nghệ thuật Nanyang, Singapore) giảng dạy.
Hữu Trịnh (thực hiện)