Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

ÂM NHẠC CHÂU ÂU NỬA SAU THẾ KỶ XX & BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỚI ÂM NHẠC VIỆT NAM


ÂM NHẠC CHÂU ÂU NỬA SAU THẾ KỶ XX & BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỚI ÂM NHẠC VIỆT NAM

Sưu tầm và chỉnh biên ns.hoanglongvoh

I - 1 Về công nghiệp :
Đây là thời kỳ kinh tế, công nghiệp phát triển mạnh mẽ, với sự bùng nổ của những cuộc cách mạng khoa hoc kỹ thuật
I - 1.1 Khoa học về điện tử, nguyên tử :
Năm 1903, ông bà Marie Curie đã tìm ra phương cách giải phóng năng lượng hạt nhân đã xuất hiện khoa học về điện tử, nguyên tử. Tàu phá băng nguyên tử . . .
I - 1.2 Cách mạng sinh học ADN – Gen :
-1967 con người bắt đầu ghép tim
-Thụ tinh trong ống nghiệm,
 I - 1.3 Cuộc cách mạng sinh học vào cuối thế kỷ XX :
Chú cừu Dolly & sự giải mã được gen con người đã tác động không nhỏ vào tư duy của quần chúng trong một số quan điểm về cuộc sống & nghệ thuật.
I - 1.4 Khoa học vũ trụ – khoa học về kháng sinh :
-1957 – 1959 vệ tinh rồi tên lửa phóng ra ngoài mặt đất
-1969 con người đổ bộ lên mặt trăng
-Tìm ra kháng sinh penicilin, tia Roentgen đã mở ra một hướng mới trong việc điều trị & chữa bệnh cho con người.
I - 1.5 Cuộc cách mạng thông tin :
Đây là sự phát triển quan trọng nhất, đã đưa con người đến gần nhau hơn & truyền tải mọi phát kiến, thành công cũng như mọi khám phá trong tất cả các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống con người . Vài cột mốc đáng nhớ như sau
-1901 Xuất hiện téléphone
-1905 Điện ảnh
-1926 Vô tuyến truyền hình
-1951 Vô truyền truyền hình màu
-1949 Máy tính

I - 2 Về kinh tế :
I - 2.1 Khủng hoảng, suy thoái :
- Hai cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 1929 & 1933
- Khủng hoảng năng lượng vào năm 1970
- Khủng hoảng kinh tế thập niên 80
Ảnh  hưởng không ít đến suy nghĩ của con người trong những thế hệ tồn tại & sinh sống tại châu Âu.
I - 2.2 Sự phân hóa gay gắt giữa nghèo & giàu :
Nền kinh tế châu Aâu dù phát triển mạnh mẻ với sự thống trị của giai cấp tư sản vẫn không làm cuộc sống tốt đẹp hơn mà còn phân hóa gay gắt giữa 2 giái cấp giàu & nghèo . Ta có thể quan sát sự cách biệt về khoảng cách đó
- 1911 cách nhau 11 lần
- 1960 cách nhau 30 lần
- 1990 cách nhau 60 lần
- 1997 cách nhau 74 lần
Tổng kết có khoảng 100 triệu người bị chết, gần 849 triệu người được coi là suy dinh dưỡng!

I - 3 Tai hoạ thiên nhiên :
Đây là thời đại của tai ương & bệnh tật trong suốt mấy mươi năm cuối của thế kỷ XX.
- Rừng bị con người tàn phá nghiêm trọng, sự cân bằng sinh thái không được bảo vệ. Lũ lụt dâng tràn , gây rất nhiều thảm họa trong dân gian.
- Tầng ozone bị phá hại nặng nề, trái đất nóng dần lên với những thay đổi tỷ lệ nghịch với sự ôn hòa, bình ổn hằng bao thế kỷ nay
- Virus aids – hiv phát triển không biên giới khiến cả toàn cầu lâm vào cảnh khủng hoảng với sự lây lan khủng khiếp không gì sánh nổi.

I - 4  Chiến tranh :
 Hai cuộc chiến tranh thế giới
- Lần thứ I (1914 -1918) -38 nước tham gia – 37 triệu binh lính – 10 triệu người chết – 20 triệu người bị thương (20% dân thường)
- Lần thứ II (1939 – 1945) – 72 nước tham gia – 110 triệu binh lính – gần 55 triệu người chết (50% dân thường) – Riêng Liên xô gần 22 triệu người chết.
- Hàng trăm cuộc xung đột trên mật độ toàn cầu khiến cả thế giới như sống trong lò lửa suốt hàng mấy mươi năm.
Cách mạng tháng Nga thành công đã mở ra hàng loạt các nước XHCN ở châu Aâu, châu Á,  & châu Mỹ la tinh. Từ đó nảy sinh ra chiến tranh lạnh kéo dài hàng 50 năm giữa khối Tự do & khối XHCN, và đã xem như chấm dứt sau sự sụp đổ của Liên xô vào thập niên 90 kéo theo hàng loạt sự thay đổi của các nước Đông Âu .
Ngoài ra còn những cuộc chiến tranh do đế quốc khởi xướng, phong trào giải phóng các dân tộc lên cao khiến các cuộc đấu tranh xã hội & đấu tranh tư tưởng dâng lên ngày càng nhiều . . .Người ta tổng kết có đến hơn 150 cuộc chiến tranh cục bộ.

I - 5 Hậu chiến tranh lạnh :
Đây là thời điểm tốt để phát sinh những mâu thuẩn về tôn giáo, sắc tộc vốn đã phức tạp nay lại càng thêm rối rắm.
- Những quốc gia anh em nay trở nên thù địch, các cuộc đấu tranh vẫn diễn ra âm thầm với bối cảnh yên ắng giả tạo.
- Những cuộc chạy đua vũ trang, bắt cóc các chuyên gia vũ khí sinh học, chuyên gia nguyên tử của khối XHCN, lấy trộm những công trình về tàu thuyền – máy bay – xe thiết giáp, ăn cắp các thiết bị giàu uranium, các đấu đạn nguyên tử đà hay chưa hoàn thành.
- Về cuối thế kỷ XX thế giới lại đối đầu với vấn nạn Hồi giáo luôn cuồng tín & nồng nhiệt trong việc hy sinh vì niềm tin . Trung đông vẫn căng thẳng hàng ngày với các nước Liban & Syrie – Israel & Palestine . . .
                                                                                                   
II - Một số trào lưu triết học Tây phương tác động đến các khuynh hướng âm nhạc hiện đại
Ảnh hưởng lớn của tình hình thế giới đã làm cho các bộ môn nghệ thuật nói chung , âm nhạc nói riêng phải biến đổi & phát triển không ngừng. Các tìm tòi sáng tạo của các nhà khoa học đã làm thay đổi tận gốc những tư duy về sáng tạo của nghệ sỹ trong cuộc sống bấy giờ. Người ta đã lãng quên những cấu trúc củ mà đi tìm cái mới, cách biểu hiện mới phù hợp với nhân sinh quan mới và vật liệu mới.
Các tư tưởng triết học mới đã được nảy sinh ra trong thế giới phương Tây (Châu Âu) trong những thập niên 50 – 60 – 70 -80 đã ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tư tưởng sáng tạo của nghệ thuật cũng như âm nhạc  . . . Chúng ta hãy cùng tìm hiểu vài chủ nghĩa triết học thời đó.
II - 1 Chủ nghĩa kỹ trị :
- Thập niên 50 người ta đã xem khoa học kỹ thuật là then chốt trong cuộc sống vì đã có những tiến bộ trong sản xuất, các nhà khoa học đã làm nên những kỹ thuật mới & lấy nó để giải quyết nhiều vấn đề như nghèo đói, bệnh tật, giáo dục . . .
- Thập niên 60 lại cho rằng kỹ thuật là nguồn gốc của sự bất hạnh của con người, quan niệm này phát xuất từ các nước tư bản phát triển. Cho rằng tư duy con người ngày càng lười biếng suy nghĩ nên sẽ đưa đến những bất hạnh mới. Càng sống trong thế giới hiện đại con người càng dễ cô đơn hơn. Từ sau thế chiến thứ II, có thể gọi là kỹ nguyên của sự hoài nghi .
- Thập niên 70 có khủng hoảng mới, kỹ nguyên của những sự đoạn tuyệt. Con ngườicảm thấy bi quan, lạc lõng giữa máy móc hiện đại .
Chủ nghĩa này tác dộng mạnh đến tình cảm, suy nghĩ của con người. Đã lao động thân xác mệt mỏi nhưng lại cô đơn về tinh thần. Kỹ trị là sự thay đổi cuộc sống con người một ngày tốt hơn, nhưng nó cũng mang đến sự ỷ lại, làm biếng. Nền kỹ trị vừa tạo ra nhiều điều lợi nhưng cũng có nhiều điều bất lợi, tuỳ quan điểm của con người .

II - 2 Chủ nghĩa hiện sinh :
Cuối thập niên 60, trường phái triết học hiện sinh ra đời, những cụm từ phi lý, tự do, lựa chọn, dấn thân thường gặp nơi những người theo chủ nghĩa hiện sinh.
- Có quá nhiều phi lý trong cuộc sống hàng ngày
- Con người tìm về sự tự do tột đĩnh thay vì tự do gắn với tri thức, theo qui ước chung của xã hội & tôn trọng người khác.
- Mỗi người có quyền lựa chọn những gì thích hợp với bản thân mình, không quan tâm đến suy nghĩ kẻ khác.
- Và tư tưởng luôn nghĩ đến chuyện dấn thân, nhưng thực ra là dấn thân vào hệ suy nghĩ không định hướng.
Chủ nghĩa hiện sinh như gắn cho cá nhân một quyền năng tuyệt đối, bất chấp điều kiện xã hội & lịch sử. Nó cũng lôi cuốn đựơc một số bộ phận tuổi trẻ do “đề cao tuyệt đối tính chủ động cá nhân”, “cá nhân tuyệt đối”, “cá nhân dấn thân”. Chủ nghĩa này cũng bộc lộ sự thất vọng của giai cấp tiểu tư sản trong một xã hội đầy bóc lột, nhưng sau đó lại thay thế “nỗi thất vọng này bằng nỗi thất vọng khác” .
Sau đó con người lại phát hiện ta những khái niệm về “cấu trúc” để giải thíhc những phi lý trong xã hội, “hệ thống”, “ngôn ngữ”, “biểu tượng”. Chủ nghĩa hiện sinh chấm dứt vào thập niên 80, để nhường chổ cho chủ nghĩa cấu trúc .
Tại Việt Nam vào thời gian đó cũng có vài tác phẩm văn chương của vài nhà văn Pháp như Jean Paul Sartre hay Albert Camus (Bức tường) & phim ảnh của nhà văn Pháp Francois Sagan (vừa mất đầu năm 2005) Un peut de soleil dans l’eau frois (Một chút mặt trời trong nứơc lạnh). Nhưng chẳng ảnh hưởng đến quần chúng nhiều - vì suy nghĩ về đời sống & mức làm việc, hưởng thụ của ta hoàn toàn không giống “Tây” - ngoài vài tay học triết (gọi là dân”philo”) gàn gàn ở đại học Văn khoa thời trước 1975.

II – 3. Chủ nghĩa cấu trúc :
Chủ nghĩa cấu trúc ra đời để thay thế Chủ nghĩa hiện sinh, phủ nhận vai trò của triết học. Đề cao phương diện khoa học thuần túy ở mọi lĩnh vực.
- Lấy ngôn ngữ khoa học làm chủ yếu, phủ nhận sự thay đổi về mặt duy vật cũng như sự thay đổi về mặt lịch sử của sự vật. Mọi việc đều phải có “sơ đồ”.
- Chủ nghĩa cấu trúc thủ tiêu vai trò của người trong những hoạt động xã hội mà thay vào đó bằng những cấu trúc thần bí.
Người ta xem chủ nghĩa cấu trúc như là một ảo tưởng sai lầm của một chủ nghĩa đã bị phá sản.

II – 4. Chủ nghĩa thực chứng mới (néopositivism) :
Xuất hiện từ đầu thế kỷ XX nhưng đến năm 80 mới hình thành hoàn toàn, là một cơ thể trưởng thành của thực chứng chung, là dòng duy tâm chủ quan đựơc che đậy khéo léo.
- Chống lại chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa vô thần khoa học.
- Một nhà triết học trong chủ nghĩa thực chứng mới đã nói “ Sự tồn tại của Thượng đế, tính bất diệt của linh hồn là không có về mặt vật lý, nhưng hoàn toàn có thể có về mặt logic”
- Thế giới quan của chủ nghĩa này là duy tâm & siêu hình, mọi việc xảy ra đều phải chứng thực – chứng minh mà không cần xem xét nó xuất phát từ đâu.
- Do đó cho thấy nó phản biện chứng & phi lịch sử. Nó rất hại ở chổ thủ tiêu vấn đề thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập như các mối quan hệ :
                         
§         Giữa logic (theo qui định) & lịch sử (theo thực tế xảy ra)
§         Giữa kinh nghiệm & lý thuyết,
§         Giữa chứng minh & phát minh,
§         Giữa quy nạp (kết luận) & diễn dịch (giải thích),
§         Giữa phân tích & tổng hợp.

Ngoài ra Chủ nghĩa thực chứng còn đưa ra vấn đề :
- Thủ tiêu giá trị đạo đức & thẩm mỹ, họ cho rằng nó không có giá trị về khoa học. Vì thế Chủ nghĩa thực chứng có ảnh hưởng đến âm nhạc, nhưng vào cuối thế kỷ XX người ta thấy rõ những tác hại bỡi sự ngụy biện của nó.
- Thực chất: Chủ nghĩa thực chứng bảo vệ một thứ chủ nghĩa tín ngưỡng kín đáo nghe rất duy vật, làm hậu thuẩn cho thần học & tôn giáo.

Sau Chủ nghĩa thực chứng lại xuất hiện Chủ nghĩa thực dụng, bắt nguồn từ châu Mỹ lan tràn qua châu Âu. Chủ nghĩa thực dụng tác động mạnh mẽ vào thanh thiếu niên làm cho giá trị nghệ thuật gần như mất đi, kéo nghệ thuật đến Chủ nghĩa tự nhiên .

III - Vài thể loại âm nhạc ảnh hưởng bởi những thành tựu khoa học kỹ thuật vào nửa sau thế kỷ 20.
III - Âm nhạc kỹ thuật & âm nhạc ngẫu nhiên :
III – 1. Âm nhạc kỹ thuật :
Như trên đã dẫn, những thành tựu khoa học kỹ thuật đã tác động rất lớn vào tư duy sáng tạo của nghệ thuật . Nền âm nhạc châu Aâu cũng đã thay đổi tận gốc những ý thức hệ hình thành tác phẩm, các nhà soạn nhạc phải tạo ra những âm thanh mới, màu âm mới để làm tăng khả năng diễn cảm âm nhạc .
Họ đã công tác với các nhà kỹ thuật để hổ trợ sáng tạo của mình, mỗi thời đại đều để lại những đặc trưng, những thành tựu của thời đại đó. Sau thế chiến thứ II họ muốn mọi mặt đều phải có đổi mới, họ nghĩ ra những âm thanh chưa từng có trước đây & chưa ai biết đến, cấu trúc âm nhạc cũng rất khác.
            - Do đó, những thành tựu khoa học kỹ thuật trong âm nhạc đã góp phần quan trọng cho các nhà soạn nhạc tạo ra những âm thanh mới.
            - Mục đích của âm nhạc kỹ thuật là phát triển tư duyâm nhạc & phát triển kỹ thuật trong âm nhạc, mỗi thời kỳ lịch sử âm nhạc phải mang đặc trưng của nhạc cụ tương ứng, thế kỷ XX phải có nhạc khí của mình.

III - 1.1. Âm nhạc điện tử :
Loại âm nhạc này đã tạo ra 2 xu hướng về nhạc cụ mới
- Tăng cường kỹ thuật điện tử cho các nhạc khí kinh điển . Hầu như gần hết những nhạc cụ trong dàn nhạc cổ điển & pop đều được tạo tác lại và hổ trợ rất nhiều trong những tác phẩm kinh điển cũng như dân gian. Chúng ta có thể liệt kê những dòng sản phẩm về keyboard của những hảng sản xuất âm thanh điện tử như Yamaha, Roland, Korg (Nhật bản), Farfisa(Yù) & cao cấp hơn là Hammond (Mỹ) . . .
- Những nhạc cụ phổ thông trong dàn nhạc như bộ dây – bộ gỗ – bộ đồng & bộ gõ đều góp mặt , phần nào đó đã thay đổi diện mạo của nền âm nhạc hiện đại qua hệ thống samples (hệ thống tích hợp âm thanh lấy ra từ mẫu âm thanh của nhạc cụ thật) . Từ đó người ta lại dùng những thành tựu đó để tạo ra dòng âm nhạc như sau .

III - 1.2. Âm nhạc cụ thể :
Sau những thành tựu về kỹ thuật mới trong âm nhạc, các nhà soạn lại muốn tạo ra một thể loại âm nhạc mới, dựa vào những âm thanh tự nhiên trong cuộc sống, trong xã hội, diễn đạt những điều mà các nhạc công khác trong làm nỗi . Họ lấy chất liệu là tiếng chim chóc, tiếng thú rừng, tiếng súng tiếng cười, tiếng khóc etc . . .
Aâm nhạc cụ thể sử dụng kỹ thuật để diễn tả tâm lý con ngưới trước cuộc sống. Thí dụ xem phim kèm theo chuyển động, kết hợp giữ mùi vị thật khi xem phim, âm nhạc & tiếng động trong loại phim đòi hỏi sự kết hợp giữa nghệ thuật & công nghệ tiên tiến.
Như vậy, toàn bộ cuộc sống bên ngoài luôn được nhắc lại trong tác phẩm với những sáng tạo mới, kỹ thuật mới. Người ta sẽ nghe được những âm thanh thật ngoài đời kết hợp với âm thanh nhân tạo đưa đến những cảm giác mạnh y như người ta gặp trong cuộc sống thường ngày.
           
III - 1.3. Âm nhạc dùng phương tiện ghi âm:
Còn gọi là âm nhạc cắt dán, lấy tác phẩm này (đã thu âm) kết nối với tác phẩm khác để tạo ra tác phẩm khác .
Thí dụ : “Collage” là đưa chủ đề sonate của Haynd vào chương Finale của Schostakovich.

III – 2. Âm nhạc ngẫu nhiên (Aleatory music):
- Ra đời 1951, do 2 đòi hỏi là tạo sự tự do hoàn toàn cho người sáng tác lẫn nghệ sỹ biểu diễn. Thật ra đây là một loại hình âm nhạc chống lại âm nhạc vô điệu tính serielle (cấu trúc âm nhạc mang tính cực đoan). Các nhà soạn nhạc muốn vượt qua sự gò bó về cấu trúc nên đưa đến sự hình thành âm nhạc ngẫu nhiên là một loại âm nhạc rất tư do, thoải mái về cấu trúc.
- Mang tiếng tự do nhưng loại âm nhạc này lại rất phức tạp vì qui định chính xác về phút, về giây .
- Thật ra nó đã có từ lâu, nhất là trong dân gian, tương tự như nhạc Tài tử miền Nam, với lòng bản các nhạc công có thể chơi tự do nhưng phải có điểm rơi vào qui ước mới gặp nhau.
- Âm nhạc ngẫu nhiên đòi hỏi tiết tấu thật phong phú, sử dụng kỹ thuật đối âm. Có những tác phẩm chỉ tuân thủ tuyệt đối vào người nhạc trưởng. Điều này đòi hỏi phải chef d’orchestre giỏi mới chỉ huy được.
- Từ ngẫu nhiên đưa đến kỹ thuật “đối âm ngẫu nhiên”, sinh ra những chồng âm tự nhiên. Trong kỹ thuật này ta chỉ chú trọng đến note đầu & note cuối, ở giữa tự do muốn đi đâu cũng được, dạng này gọi là “đối âm ngẫu nhiên”
III - 3.3. Âm nhạc màu sắc:
- Âm nhạc màu sắc, không chú ý nhiều đến giai điệu, tiết tấu mà chỉ chú ý đến màu sắc của âm nhạc, ngẫu nhiên bằng những điểm hay có thể ngẫu nhiên bằng âm sắc.

IV – Một số nhà soạn nhạc châu Âu tiêu biểu trong nửa sau thế kỷ XX
IV – 1. Olivier Messiaen (1908-1992):
- Ảnh hưởng Debussy, Stravinsky âm nhạc phương Đông & Nga. Có nhiều tiết tấu 7 sáng tạo đặc biệt (chim hót. . .)
- Ảnh hưởng lớn về tiết tấu của âm nhạc cổ ân độ, Hy lạp, những Choral của Gregorien (thời phức điệu dân gian)
- Âm nhạc Mesiaen dựa vào kỹ thuật modal là chính, một trong những người sáng tạo nhiều điệu thức mới & những điệu thức này có tên gọi riêng của chúng.
- Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu  về lý thuyết âm nhạc
            20 bài xướng âm hiện đại                           (1933)
            20 bài học hòa âm                                       (1939)
            Kỹ thuật ngôn ngữ âm nhạc của tôi        (1944)
            Luận văn về tiết tấu                              
Tính chất phức điệu rất rõ nét vì ông là organist xuất sắc. Ông có nhiều học trò thuộc nhiều quốc gia trên thế giới & có tác động nhất định đến âm nhạc hiện đại không chỉ ở Âu châu mà cả châu Á, châu Phi, châu Mỹ  (nhất là Nam Mỹ)

IV – 2. Hindemith

Ông được xem như là thủ lĩnh của chủ nghĩa hiện đại trong âm nhạc, nhưng quan trọng nhất là Chủ nghĩa cấu trúc. Đặc biệt tác phẩm điễn hình phong cách phức điệu đừơng tuyến.
- Chống khuynh hướng hạ bệ điệu tính.Tác phẩm ông luốn hướng tới cái mới, cái thiện.
- Những sáng tác của ông ảnh hưởng đến phương tiện biểu hiện mới :
            Quy tắc sáng tác (3 tập)
            Giáo trình tóm tắt về hòa âm truyền thống (1943)
            Bài tập xướng âm.                             
            Thế giới của nhà soạn nhạc – mang tính hồi ký (1949 – 1950).
- Những đóng góp khác cho phương tiện biểu hiện cái mới :
Chống lại vô điệu tính của Schoenberg nhưng không đi lại con đường cổ điển.
Cho rằng hòa âm cổ điển không phát triển được nhiều nên dùng nhiều biến âm nhưng không phải chuyển điệu. Đó là đặc điểm của âm nhạc lãng mạn dựa trên quan điểm của Hindemith.
Quan niệm về sức hút các bậc, ví dụ tạo nên những note như Lab -  Re# -  Si để có sức hút về hợp âm Cdur. Đây gọi là phức điệu đường tuyến tạo nên những hòa âm lạ. Chẳng hạn, ông tạo chồng âm Si# - Do# - Fa – Sib để dẫn về hợp âm La – Re- Mi – La.
           
Theo quan niệm về sức hút trên ta thấy thật ra trước khi về hợp âm  T (chủ âm)  nên chuyển về S (hạ át âm) hơn là về D (át âm)
 Hindemith đưa ra thuyết quan niệm về quãng họ hàng
Hai công lao đáng chú ý của Hindemith :
            a) Từ note cơ bản của quãng ông đưa ra quan niệm note cơ bản của chồng âm mới (không còn khái niệm nguyên vị, thể đảo…). Từ đó ông đưa ra ngôn ngữ duy hòa âm, không bỏ vai trò điệu tính.
b) Ông cho rằng 2 bè ngoài cùng quan trọng nhất, nên chúng được viết đối âm 2 bè. Sau đó mới thêm số lượng bè tuỳ ý thêm vào. Từ đó, nốt cơ bản của chồng âm mới sẽ nằm tản mạn.
Âm nhạc hiện đại không còn công năng mà là công năng ẩn dấu.

           IV – 3. Igor Stravinsky (1882 – 1971)
1917 sống ở Tây Âu. 1939 sống ở Mỹ. Nhà soạn nhạc Nga, trường phái néo-classicism
Những tác phẩm viết cho múa của ông là những tác phẩm đặc trưng cho âm nhạc thế kỷ XX. Phản ánh những khuynh hướng khác nhau của âm nhạc hiện đại. Qua 9 tác phẩm múa ballet ông khẳng định thế mạnh của âm nhạc thế kỷ XX nằm trong nghệ thuật múa này, hình thức âm nhạc nhìn thấy được kèm theo âm nhạc. Vậy sản phẩm cơ bản của Stravinsky là dành cho ballet
L’oiseau de feu (The fire bird)
            Le sacre du printemps (The rite of spring)        
Pulcinella
Petrushka suite
Jeu de cartes
Agon
Danses concertantes
Apollon musagète
Le Baiser de la fée
                       
Stravinsky luôn cho mình là nhà phát minh âm nhạc hơn là nhà soạn nhạc. Hai vấn đề lớn luôn đặt ra là Sáng tạo & Phát minh vì nghệ thuật cũng như âm nhạc là khám phá.
Khác với Schoenberg (thực chất luôn là phức điệu), Stravinsky chủ trương âm nhạc luôn có chủ điệu, nhiều bè cách mấy cũng phải có một bè chính .
Ứng dụng rộng rãi những kiểu lập lại (ortisnato), Schoenberg không lặp lại. Từ ortisnato ra đời note pédale ngày nay & sinh ra âm nhạc đa điệu tính sau này.
Stravinsky chủ trương sáng tác hàng ngày như một công chức, không bỏ  qua bất kỳ chất liệu nào trong cuộc sống thường ngày với nhịp độ chính xác.

Sách lý luận âm nhạc
+ Ký sự đời tôi
+ Thi pháp âm nhạc.                    

IV – 4. Schoenberg & trường phái Vienne mới cùng những học trò của ông :
IV - 4.1. Schoenberg (1874 – 1951)
Là nhà soạn nhạc, lý luận, dạy hòa âm cổ điển từ nhạc viện & là một  conductor. Thế nhưng ông lại là người sáng tạo ra thể loại âm nhạc vô điệu tính (dodecaphonie) & là nhà soạn nhạc “phá phách” nhất. Tự coi mình là nhà giáo & và chủ yếu về lý thuyết âm nhạc
Đưa ra luận thuyết Dodecaphone (6-1921)
Những kiểu mẫu cho người sáng tác (1922)
Những cấu trúc của hòa âm (1946)
Những nguyên lý của sáng tác âm nhạc (1948)
Ông ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển âm nhạc châu Âu, châu Mỹ & có nhiều học trò nổi tiếng.
 Chủ nghĩa biểu hiện (expressionism) trong âm nhạc nổi lên vào quãng thời gian giữa hai thế chiến. Những nhà soạn nhạc đã thông qua chủ nghĩa này để diễn đạt những nỗi lo âu, hoảng sợ và bi quan về số phận con người trong thế kỷ 20. Họ đã thay thế các cấu trúc hài hòa của truyền thống cổ điển và lãng mạn bằng những cảm giác nhức nhối, bất an của cấu trúc âm nhạc phi điệu tính.
Nhân vật trung tâm của chủ nghĩa biểu hiện là Arnold Schoenberg. Đối với nhà soạn nhạc này, "biểu hiện hóa" trong âm nhạc gắn liền với sự "phi điệu thức hóa". Bản Tứ tấu số 2 (1907-1908) chính là tác phẩm đầu tiên của Schoenberg được thực hiện theo nguyên tắc đó. Tác phẩm này có 4 chương và qua các chương nó dần dần mất đi tính điệu thức.
Sau sự thử nghiệm với Tứ tấu số 2, năm 1909, Schoenberg viết vở nhạc kịch một màn Erwartung (Nỗi lo sợ). Đó là một tác phẩm đỉnh cao chủ nghĩa biểu hiện trong âm nhạc, kể về “một người phụ nữ không tên đi tìm người yêu của mình. Cô đã phải thực hiện một hành trình gian khổ, băng qua khu rừng rậm để đến được một vùng thôn quê. Tại đây, cô đã tìm thấy xác chết của người yêu mình nằm bên cạnh căn nhà của một người phụ nữ khác. Kể từ đó, vở kịch chuyển sang mô tả sự khủng hoảng nặng nề về tâm lý: người phụ nữ không tin vào những gì cô nhìn thấy và trở nên hoang tưởng rằng chính mình đã giết chết người yêu. Toàn bộ không khí và tinh thần của vở kịch đều được phản ánh qua cái nhìn chủ quan của nhân vật chính, tức là người phụ nữ không tên”. Cảm xúc đau đớn của cô cũng được phản ánh trong âm nhạc. Về mặt mỹ học, âm nhạc của Schoenberg trong vở kịch này có thể được so sánh với bức tranh Tiếng thét của Edvard Munch: toàn bộ bối cảnh trong tranh đều bị ảnh hưởng bởi tiếng thét của nhân vật chính. Sự so sánh này cho thấy bản chất nghệ thuật đa ngành của chủ nghĩa biểu hiện. Nói cách khác, chủ nghĩa biểu hiện trong văn học giống với chủ nghĩa biểu hiện trong hội họa và văn chương.

Đến 1913, Schoenberg cũng viết xong một vở nhạc kịch nữa, Die Glückliche Hand (Bàn tay May mắn). Một lần nữa, âm nhạc lại là phi điệu thức. “Cốt truyện được bắt đầu với một người đàn ông không tên, luôn phải mang trên lưng mình một con quái vật. Anh ta đã rất đau đớn khi vợ mình bỏ theo một người đàn ông khác. Con quái vật biến mất khi anh ta ảo tưởng rằng vợ anh sẽ quay lại và hạnh phúc của anh sẽ trở lại. Nhưng khi nhân vật chính gặp lại vợ và cầu xin cô ta quay lại, người vợ đã từ chối và đặt một hòn đá lên lưng anh ta. Hòn đá biến thành con quái vật, và cảnh cuối cùng của vở kịch lại giống như cảnh ban đầu của nó: người đàn ông mang trên lưng mình con quái vật”. Cốt truyện của vở kịch mang tính biểu tượng cao, dường như nó kể về một giai đoạn trong chính cuộc đời của Schoenberg, khi vợ ông rời bỏ ông để đi theo họa sỹ Richard Gerstl. Mặc dù người vợ đã trở về ngay khi Schoenberg bắt đầu viết tác phẩm nhưng mối quan hệ giữa họ đã không thể được như trước.
Vào khoảng năm 1911, họa sỹ Wassily Kandinsky đã viết cho Schoenberg một bức thư bày tỏ mong muốn được làm bạn với ông và hợp tác với ông trong công việc. Hai người nghệ sỹ này có cùng quan điểm, đó là nghệ thuật nên diễn tả tiềm thức một cách tự do và không bị trói buộc bởi nhận thức. Bài chuyên luận: Bàn về Linh hồn trong Nghệ thuật (Concerning The Spiritual In Art -1914) của Kandinsky chính là một sự minh họa nổi tiếng cho quan điểm này. Còn với Schoenberg, đó là bộ Năm Tiểu phẩm cho dàn nhạc hoàn thành năm 1909. Chúng được cấu trúc một cách tự do và dựa trên tiềm thức.
Mục đích của các tác phẩm này là khiến người nghe không thể nào nhận ra được hình thức của chúng. Bản chất nghệ thuật đa ngành của chủ nghĩa biểu hiện cũng được tìm thấy trong các bức họa của Schoenberg, ra đời từ sự khích lệ của Kandinsky. Mối quan hệ giữa Schoenberg và Kandinsky có lẽ là mối quan hệ có ý nghĩa nhất đối với âm nhạc biểu hiện, thậm chí còn ý nghĩa hơn cả mối quan hệ giữa chính các thành viên trong Trường phái Vienna Đệ Nhị.
Âm nhạc của Anton Webern chỉ gần với phong cách biểu hiện của Schoenberg trong một thời gian ngắn, từ 1909 đến 1913. Những đóng góp của Alban Berg cho chủ nghĩa biểu hiện có phong phú hơn Webern, bao gồm Piano Sonata Op.1 và bộ 4 bài hát Op.2 và đặc biệt là vở Opera Wozzeck, sáng tác trong giai đoạn 1914 - 1925.
Vào quãng thời gian vở Wozzeck được trình diễn (năm 1925), Schoenberg cũng đã giới thiệu với các học trò kỹ thuật 12 âm của ông. Kể từ 1923, Schoenberg không còn đi theo chủ nghĩa biểu hiện nữa. Tuy nhiên, những gì mà ông đã tạo dựng cho chủ nghĩa biểu hiện trong giai đoạn 1908-1923 có một tầm ảnh hưởng khá rộng đối với nghệ thuật nói chung và nghệ thuật âm nhạc nói riêng. Một trong những sự ảnh hưởng đáng được kể đến là vở opera Lâu đài Bá tước Râu Xanh (1911) của Béla Bartók, nhấn mạnh sự kịch tính tâm lý trong âm nhạc.
Những mầm mống của chủ nghĩa biểu hiện có thể được thấy trong các tác phẩm của những nhà soạn nhạc cuối và hậu lãng mạn như Richard WagnerGustav Mahler. Chủ nghĩa này dần được hình thành đậm nét hơn trong hai vở opera đầu tay của Richard Strauss là Elektra (1909) và Salome (1905). Cuối cùng, nó được hội tụ về Trường phái Vienna Đệ Nhị với các tác phẩm của Arnold Schoenberg và Alban Berg. Có nhiều nhà soạn nhạc khác như Paul Hindemith ở Đức, Béla Bartók ở Hungary và Sergei Prokofiev ở Nga cũng đưa vào trong tác phẩm của mình những yếu tố thuộc về chủ nghĩa biểu hiện.
Cùng với hai học trò là Anton Webern và Alban Berg, Schoenberg đã tạo dựng nên cái gọi là Trường phái Vienna Đệ Nhị. Cái tên đó có vẻ như có mục đích nhằm "chính thống hóa" âm nhạc Schoenberg và tham vọng vươn đến tầm vóc của "Trường phái Vienna Đệ Nhất", hay Trường phái Cổ điển Vienna của Haydn, Mozart và Beethoven.
IV - 4.2. Trường phái Vienne mới & học trò của Schoenberg
Charles Ives (1879 – 1954) & Scriabine (1872 – 1915) đã phổ biến âm nhạc Atonal vào thời kỳ đầu. Nhưng chính Schoenberg cùng 2 học trò của mình là Alban Berg (1885 – 1935) & Anton Webern (1883 – 1945). Họ đều xuất thân từ nền âm nhạc kinh điển.
Quan điểm về Atonal hay Dodecaphonie của Scheonberg được thể hiện trong sách Cách soạn nhạc 12 cung. Nó gồm những nguyên tắc từ bỏ trung tâm điệu tính (chủ âm, chuyển điệu… ), từ bỏ tính cân đối cổ điển, từ bỏ nguyên tắc chủ đề trong quá trình xây dựng tác phẩm.
Ngôn ngữ, phương tiện biểu diễn mới trong âm nhạc dodecaphonie, serie, serielle & chủ nghĩa cấu trúc . Chỉ có tiểu phẩm mà không có tác phẩm lớn.

IV – 5. Các nhà soạn nhạc tiêu biểu thế hệ giữa của âm nhạc châu Âu nửa sau thế kỷ XX
IV - 5.1 Benjamin Britten (1913 – 1976):
Nhà soạn nhạc Anh, chỉ huy, pianist. Viết nhiều opera, symphony, concerto, hợp xướng, & ca khúc. Sáng tác nhạc cho sân khấu, điện ảnh, radio.
Tác phẩm âm nhạc ảnh hưởng đến ông là Ballade về những anh hùng viết cho lĩnh xướng, hợp xướng, dàn nhạc tặng cho các chiến sỹ Tây ban nha chống phát xít Đức
IV - 5.2 Stockhausen (1928 -     )
Composer, pianisr, conductor của âm nhạc Đức, học với nhiều thầy. Có tác động lớn với triết học, mỹ học của châu Âu & thế giới.
Ông nghiên cứu nhiều đến ngữ âm học giao tiếp. Ông viết nhiều cho âm nhạc truyền thống & âm nhạc điện tử, viết về khuynh hướng âm nhạc cụ thể, âm nhạc tiên phong & âm nhạc điện tử. Sử dụng nhiều hình thức mới của kỹ thuật sáng tác. Âm nhạc& biểu đồ của ông là công trình lý luận gây bàn cải nhiều nhất.
            IV - 5.3 Pierre Boulez (1925 -     )
Nhà soạn nhạc, pianist, conductor, musicologist người Pháp, học trò Messiaen. Là đại diện tiêu biểu cho âm nhạc điện tử & âm nhạc cụ thể
Từ 1971 ông chỉ huy âm nhạc của BBC d’Orchestra & Newyork Philharmonic d’Orchestra.
Tác giả những công trình lý luận & nhiều tác phẩm. Một số nhà lý luận khi nghiên cứu về âm nhạc Pháp đã lấy mốc từ Debussy đến Boulez là một giai đoạn để nghiên cứu.
IV - 5.4. Yanis Thenakis (1922 -     )
Học trò Messiaen, người Hy lạp, có nhiều dấu ấn riêng, bản thân lại là một kiến trúc sư giỏi. Áp dụng mọi phương tiện, hình thức mới nhất của kỹ thuật để sáng tác, kể toán học. Sáng tác nhiều cho xu hướng âm nhạc cụ thể.
IV - 5.5. Luigi Nono (1924 -1990)
Nhà soạn nhạc Ý tài năng, đảng viên đảng Cộng Sản Ý
Ban đầu ông theo Atonal & Anton Webern. Sau ông chọn hướng tổng hợp các phương tiện kỹ thuật để sáng tác hiện đại để thể hiện những vấn đề về nhân đạo & xã hội.
IV - 5.6. Christof Benderevsky (1933 -    )
Trường phái sáng tác Ba lan hiện đại. Ông được giải thưởng quốc tế vế sáng tác. Ông đã dùng phương pháp biểu hiện mới nhất của phương pháp kỹ thuật sáng tác hiện đại để tạo ra cái riêng cho mình.
V - Âm nhạc Xô viết & những nhà soạn nhạc Liên Xô :
V – 1. Âm nhạc Xô viết :
- Cốt lõi là âm nhạc cổ điển Nga
- Những nét lớn của âm nhạc Xô viết :
a) Âm nhạc Xô viết với những thành quả về ca khúc, giao hưởng, Concerto, Opera, Ballet, đặc biệt là hợp xướng & Oratorio, những sáng tác âm nhạc cho phim trên cơ sở màu sắc của các nước thành viên hợp lại.
b) Nhiều nước Trung Á đã đi vào âm nhạc Xô viết với âm nhạc dân gian là chính. Nhưng qua sự giao lưu, đào tạo, giáo dục với các nhạc sĩ khác nhau khiến cho âm nhạc có những đột phá, thay đổi lớn. Trình độ sáng tạo, biểu diễn ở các nước này đi từ chổ lạc hậu đến phát triển tột bực
- Âm nhạc Xô viết nửa sau thế kỷ XX đã có những đóng góp lớn cho nền lý luận âm nhạc thế giới.
- Bài học lớn từ nền âm nhạc Xô v iết :Một nền âm nhạc dù còn thô sơ, dân gian cổ truyền nhưng nếu được giáo dục đào tạo đầy đủ thì vẫn có thể sánh ngang hàng với nhiều nền âm nhạc lớn trên thế giới
- Liên xô cũng đã đóng góp những vai trò quan trọng trong các cuộc hội thảo âm nhạc quốc tế, những gặp gỡ với vấn đề giáo dục âm nhạc cho giới trẻ

V - 2 Những nhà sọan nhạc Xô viết nửa sau thế kỷ XX :
V - 2.1. Kabalevsky :
- Nhà soạn nhạc, sư phạm âm nhạc, nhà văn âm nhạc tài ba đóng góp rất nhiều vào công việc giáo dục
- Các tác phẩm của ông gồm : Những ca khúc & khí nhạc cho thiếu nhi, âm nhạc sân khấu, phim, Radio, các thể loại Opera, Oratorio.
- Ông điều hành những cuộc hội thảo quan trọng.

V - 2.2. Khatchaturian :
- Gốc Armanie, nhà soạn nhạc, xã hội học, giáo sư nhạc viện.
- Âm nhạc của ông kết hợp giữa âm nhạc dân gian Armanie & những phát triển âm nhạc hiện đại thế kỷ XX.
- Âm nhạc của ông có những mạch đập, tiết tấu rất đặc sắc gần với âm nhạc Ả rập, nỗi bật ở tính sôi động mạnh mẻ, lạc quan nên để lại nhiều dấu ấn đặv biệt.
- Ông đoạt giải thưởng Lenin 1959 với vở ballet  Spartacus, trích đoạn Múa kiếm của ông được biết đến rất nhiều.

V - 2.3. Schostakovich :
- Nhà soạn nhạc tài ba, nhà âm nhạc học, xã hội học.
- Thể loại nổi bật nhất, có tầm thế giới là symphony, trong thể loại này ông nổi bật những điểm sau:
Khát vọng về sự thể hiện ý tưởng sâu sắc
Những tình huống xung đột gay gắt, bi kịch con người thế kỷ XX
Đề tài cách mạng thời chiến tranh lạnh vẫn được phổ biến trêrn thế giới . Nổi tiếng nhất là giao hưởng số 1 – 5- 7 – 11 (giải Lenin)
- Tuyển tập prelude & Fugue viết nhân ngày Bach mất được xem như Bình quân luật thế kỷ XX
- Tuyển tập tứ tấu dây  có ý nghĩa lớn
Ông đã đưa ngôn ngữ âm nhạc vào cuộc sống hiện đại. Ngôn ngữ hòa âm đóng góp lớn cho âm nhạc thế kỷ XX, cách phối dàn nhạc đã để lại dấu ấn lớn trong các nhạc sĩ trẻ sau này.
a) ông đã tạo nên những điệu thức mới từ các điệu thức Trung cổ & dân gian Nga. Nếu trong âm nhạc Schostakovich có 2 chủ âm cùng một lúc .
Thí dụ : Trong giọng H moll, tồn tại cả H (si bình) & B (si giảm) ở quãng 8 trên.
Điệu thức luân chuyển có trong âm nhạc dân gian của nhiều nước. Không phải chuyển điệu mà 2 chủ âm có giá trị ngang nhau.
(Chopin dùng hợp âm S làm luân chuyển. Ví dụ: Liên kết F – C chính là I – IV trong giọng Cdur hay là I – V trong giọng F dur)
            b) Tận dụng hệ thống Chromatic tạo ra màu sắc cho âm nhạc mới, cách nào tạo nên dáng dấp Dedocaphonie: dùng Chromatic nhưng viết theo Diatonic.
Thí dụ : La # không chuyển qua Si mà qua âm khác.
            c) Tiếp thu các nhạc sĩ hiện đại Nga khác (như Scriabine. . .) trong việc dùng hợp âm Scriabine

VI - Bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng & phát triển nền âm nhạc Việt Nam dân tộc hiện đại từ nền âm nhạc châu Âu thế kỷ XX
Qua những phần trình bày trên ta có thể đúc kết về thành quả & sự phát triển của nền âm nhạc châu Âu nửa sau thế kỷ XX và suy nghĩ về nền âm nhạc Việt Nam trong bối cảnh tương tự. Đồng thời nghĩ về việc xây dựng & phát triển nền âm nhạc Việt Nam dân tộc hiện đại trong giai đoạn rối rắm, đầy tính thị trường – vơi chất nghệ thuật (dù là nghệ thuật vị nhân sinh) như hiện nay tại thp Hồ Chí Minh nói chung & cả nước nói riêng.
VI - 1 Quan hệ giữa tư duy âm nhạc & kỹ thuật sáng tác kết hợp nhuần nhuyển
- Sự phát triển nhiều mặt của nền công nghệ, cách mạng sinh học, cách mạng khoa học vũ trụ, y tế, công nghệ thông tin & những thảm họa thiên nhiên cùng sự phân hóa gay gắt trong cuộc sống người dân vào thế kỹ XX khiến con người của thời đại này đã trở nên thay đổi rất nhiều trong cách nhìn nhận về cuộc sống thực tại với những nỗi niềm trăn trở của nó.
- Hàng loạt trào lưu triết học ra đời với những tư duy khác nhau, những hệ thống tư tưởng thay thế, đối nghịch đã tạo nên những nhận thức khác nhau về mọi mặt trong cuộc sống sáng tạo của giới văn nghệ sỹ. Trong đó mỹ học, kiến trúc, văn học, hội họa & âm nhạc . Tất cả đều thay đổi tận gốc, mọi cấu trúc củ đã được nhìn nhận lại bằng nhận định khác hẳn, những trường phái hội họa, kiến trúc mới lạ, khác hẳn những tác phẩm có sẳn với những vật liệu mới chưa từng có trước đây.

- Âm nhạc cũng vậy, điệu thức, mô hình tiết tấu thay đổi, hợp âm quãng đã được thay bằng quãng 4, hay quãng 3 kết hợp thêm quãng 2 & bất cứ thế hệ chồng âm mới nào cũng được tìm tòi thể hiện . Aâm nhạc không điệu tính, âm nhạc điện tử, âm nhạc cụ thể etc. . .
- Vai trò của nhà soạn nhạc, nhà lý luận & nghệ sỹ biểu diễn rất gắn bó như chính bản thân những nhạc sĩ đó. Hầu như mỗi nhà soạn nhạc đều rất giỏi về nhiều mặt, họ vừa là pianist, composer, conduter, nhà lý luận, nhà sư phạm, nhà triết học, nhà mỹ học, nhà xã hội học, thậm chí . . .kiến trúc sư giỏi .
- Bản năng toàn mỹ, xã hội tiến bộ, tư duy chuẩn xác khiến cho nền âm nhạc châu Aâu ½ sau thế kỹ XX trở nên hoàn thiện & mới mẻ hơn so với những thời kỳ âm nhạc trước đây. Vẫn trân trọng thành quả của thế hệ tiền bối nhưng không dậm chân tại chổ, nhà soạn nhạc châu Aâu đều bước mạnh mẻ bằng tư duy âm nhạc & kỹ thuật sáng tác của riêng mình kết hợp với âm nhạc dân gian bản xứ hoặc những nền âm nhạc địa phương khác mà họ đã nghiên cứu, đúc kết để tạo nên dấu ấn âm nhạc của của riêng mình.

VI - 2 Âm nhạc Xã hội Chủ nghĩa – người bạn thân thiết của nền âm nhạc miền Bắc Việt Nam .
VI - 2.1. Bước đầu phát triển
Sự thật không thể quên được là sau 1954 diện mạo của nền tân nhạc Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, nhất là sau khi hiệp định hợp tác văn hóa toàn diện được ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia anh em như Liên Xô, Trung quốc và Triều tiên. Rất nhiều nhạc sĩ giỏi của nước ta đã được đào tạo tại nhiều trường âm nhạc do nhiều giáo sư nhạc sĩ trong khối  xã hội chủ nghĩa (nhiều nhất là từ Liên xô) nên đã có nhiều tiến bộ, thay đổi so với thời kỳ đầu (trước 1954), vào lúc mà sự say mê & cuồng nhiệt được dâng lên đầy hào khí – lắm nồng nàn tình tự dân tộc qua những tác phẩm tự phát của những nhạc sĩ trẻ muốn góp sức vào nền âm nhạc mới của Việt Nam. Nhưng chỉ với lòng mong muốn thì chưa đủ nên chỉ quanh quẩn ở những ca khúc với điệu tính đơn giản, ca từ mộc mạc vốn quí giá nhưng chưa đủ để phát huy tiềm năng âm nhạc của nước ta trong thời kỳ phôi thai ấy.

Sự trở về sau những năm tháng học tập tại Liên Xô và Trung Quốc cùng những tác phẩm thanh khí nhạc được sáng tác bởi những nhạc sỹ được đào tạo chính qui như Thánh Gióng vươn mình lên mạnh mẽ, trưởng thành và tự tin mà sãi đôi cánh chim ưng bay xa hơn trên bầu trời âm nhạc có tính chuyên nghiệp pha trộn giữa những giai điệu tuyệt vời của âm nhạc dân tộc , những bản trường ca đầy ray rứt và lắm hào khí cùng những kỹ thuật nghiêm khắc của âm nhạc kinh viện cổ điển. Những tác phẩm đó cũng đã góp phần hướng dẫn và nâng cao hình tượng – ý thức chiến đấu bảo vệ tổ quốc Việt Nam ta trong những ngày đầu kháng chiến chống Mỹ đến nay. Trong thời gian từ 1954 đến 1985  nền âm nhạc VN đã phát triển và biết bao tác phẩm được sáng tác, biểu diễn trong thời kỳ tạm gọi là hoàng kim của âm nhạc Việt Nam, nhất là sau ngày cả nước thống nhất .

VI - 2.2. Những nhà soạn nhạc Việt Nam & khuynh hướng sáng tác
Nhiều tác phẩm giao hưởng, ballet, khí nhạc, concerto, độc tấu & ca khúc đã được sáng tác trong một thời gian dài từ sau năm 1954  đến nay.
           Các nhà soạn nhạc Việt Nam như Hoàng Việt - Nguyễn xuân Khoát – Nguyễn Đình Sáu – Nguyễn Đình Tích - Nguyễn Văn Thương – Đỗ Nhuận -  Ca Lê Thuần – Đặng Hữu Phúc – Đỗ Hồng Quân – Trần Quí – Đàm Linh – Quang Hải – Trọng Bằng – Thụy Loan - Xuân Hòa - Lê Khiêm – Trần Anh – Phạm Minh Tuấn – Trọng Đài  . . . và nhiều nhiều nữa những nhà soạn nhạc khác của Việt Nam ở mọi lứa tuổi, nhiều thế hệ đã & đang theo đuổi trên con đường âm nhạc của nền âm nhạc Việt Nam còn non trẻ so với các nước châu Âu. Ngoài ra không thể quên 2 nhà soạn nhạc đã mang đến niềm tự hào cho nền âm nhạc bác học Việt Nam trong nước lẫn ngoài nước là nhà soạn nhạc Nguyễn Văn Nam & Nguyễn thiện Đạo với sự sáng tạo & tư duy hoàn toàn lạ lẫm so với những tác phẩm đã có trước đây bỡi các nhà soạn nhạc khác.
Danh sách những tác phẩm được sáng tác bỡi những nhà soạn nhạc Việt Nam trong thời gian nửa thế kỷ vừa qua khá nhiều và đã mang đến cho chúng ta môt niềm tự hào rằng đã góp mặt vào ngôi nhà chung âm nhạc trên thế giới. Với những chủ đề hầu hết đều dựa trên làn điệu dân ca, thang âm điệu thức của âm nhạc dân tộc cùng những tác phẩm văn học – lịch sử (Trọng Thủy - Mỵ châu ,Lục Vân Tiên – thánh Gióng. . .) Trường ca Tây nguyên v.v. . .  Âm nhạc Việt Nam đã có thể tự tin với màu sắc không lẫn, điệu thức với những dấu âu riêng của dân tộc mình .
            VI - 2.3. Một thời ca khúc Việt :
Cũng không quên nhắc về mảng sáng tác ca khúc, từ những ca khúc được sáng tác trong thời kỳ sơ khai của nền tân nhạc Việt Nam cho đến thời kỳ sau hiệp ước viện trợ văn hóa toàn bộ sau 1954 – thời kỳ 1975 cho đến sau này.
Từ thời 1937 những ca khúc như Bến thuyền hoa (Văn Chung), Vườn xuân (Lê Yên) rồi nhóm Miodotics của Dương thiệu Tước – Thẩm Oánh – Nguyễn Thiện Tơ – Vũ Khánh – Nguyễn Trần Dư cho đến ca khúc Bình minh (Nguyễn Xuân Khoát) – Một kiếp hoa (Nguyễn Văn Cổn – Nguyễn Văn Tuyên)
Tiếp theo là hàng loạt những tên tuổi như Phạm Duy -  Đặng thế Phong – Văn Cao – Lê Thương – Dzoãn Mẫn – Đoàn Chuẩn & Từ Linh - Nguyễn Đình Phúc . . .
            Sau 1954 tại Hà nội cũng đã cho ra đời hàng loạt ca khúc với nội dung mạnh mẽ, kêu gọi chiến đấu của những nhạc sĩ học từ nước ngoài về hoặc học âm nhạc tại Hà Nội. Trước 1975 các nhạc sĩ tại Sài Gòn thì lại sáng tác những ca khúc với khuynh hướng thẩm mỹ khác nên đã tạo nên 2 trường phái sáng tác với 2 tư tuy thẩm mỹ khác nhau hoàn toàn.
            VI - 2.4. Âm nhạc thời mở cửa (1985 – 2004)
VI - 2.4.1. Ảnh hưởng của nền công nghệ mới với âm nhạc Việt Nam     
Sau 1975 đất nước hoàn toàn thống nhất, một nền âm nhạc mới ra đời, đó là nền âm nhạc xây dựng & đổi mới với những tư duy sáng tạo mới từng bước thay thế những suy nghĩ sáng tạo thời chiến tranh, đã cho ra đời những sản phẩm văn hóa khác hẵn những tác phẩm trước đó.
Rất nhiều ca khúc sáng tác trong thời kỳ này đã trở nên bất hủ trong lòng người dân cả nước. Những nhạc sĩ trong chiến khu về, ngoài Hà Nội, cùng những nhạc sĩ ở lại đất nước cùng sáng tác với cả bầu nhiêt huyết trong không khí tưng bừng của những năm tháng được thống nhất sau 30 năm chiến tranh.
Và  sự tiến bộ của những cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ thông tin trên phạm vi toàn cầu đã khiến nền văn hoá thế giới như sít lại gần hơn.      
- Những phương tiện kỹ thuật âm nhạc mới như :
                        Guitar điện                                                                                thập niên 60
                        Đàn organ điện tử                                                                    thập niên 70
                        Keyboard điện tử                                                                     thập niên 80
                        Hệ thống samplers                                                                   thập niên 90     
                      (tích hợp âm thanh từ những nhạc cụ thật đã ghi âm lại)
                        Trống điện tử                                                                            thập niên 90
                        Kỹ thuật ghi âm băng từ                                                          thập niên 60
                        Kỹ thuật ghi âm analog (Kỹ thuật tương tự)                          thập niên 80
                        Kỹ thuật  ghi âm digital (Kỹ thuật số)                                      thập niên 90
                        Loa khuếch đại . . .     thay đổi từ                                           nhiều thập niên

            Những khuynh hướng thẩm mỹ theo trào lưu mới của nhân loại đã làm thay đổi diện mạo của nền âm nhạc thế giới nói chung & Việt Nam nói riêng. Đã có sự xuất hiện của âm nhạc điện tử trong các tác phẩm hòa âm hay sáng tác (hòa âm với phần chính là đàn guitar điện tử thay vì dàn kèn hay dàn dây chủ đạo), những nhạc cụ dân tộc cũng được tạo tác lại hay thêm vào những phụ kiện điện tử với mục đích ban đầu là đưa đến gần lổ tai người nghe tại những sân khấu hoành tráng hơn. (đàn bầu gắn jack khuếch đại – đàn tứ trầm gắn trục lên dây bằng kim loại thay cho những trục lên dây bằng gỗ + gắn thêm mobile khuếch đại, đàn tranh gắn micro condensateur để kêu to hơn . . .nếu không thì cũng để gần microphone khi trình diễn).

5.2.4.2 Sự tụt hậu của ca khúc Việt Nam từ thập niên 80 đến nay
            Nền âm nhạc bác học của ta dù hàng năm có nhiều giải thưởng & các tác phẩm khí nhạc giá trị cũng được khai sinh ra với tất cả tâm huyết & tấm lòng đối với nền âm nhạc nền tảng này. Những ca khúc mang âm hưởng dân gian hay mang dáng dấp của âm nhạc Tây phương với những ca từ đẹp, trong sáng đậm đà tình yêu dân tộc hay tình yêu nam nữ cũng đã ra đời với tất cả niềm say mê của những  nhiều nhạc sĩ sáng tác.
Khuynh hướng thẩm mỹ mới do sự  tiến bộ của phương tiện nghe – nhìn nhất là cái nhìn cộng với sự quản lý lỏng lẻo, dễ dãi của nhà nước & nhiều lý do khách quan khác đã đưa nền âm nhạc Việt Nam vốn là niềm hãnh diện với bè bạn năm châu từ thời trước 1975 cho đến  1985 nay trở nên èo uột, quái gở.
Đây là thời kỳ của nền âm nhạc thị trường,  thời mà ca khúc Việt được nâng niu  và phát tán rộng rãi trên phạm vi cả nước với suy nghĩ vô cùng chủ quan rằng: Ca khúc là đỉnh cao của âm nhạc Việt Nam vì có số người nghe đông đảo nhất.
Trên bình diện chung, nền âm nhạc chân chính (ở thể loại ca khúc) dần mất hẳn, thay thế là những bài nhạc ngoại viết lời Việt hay những bài hát được “chế tạo” Việt bở những nhạc sĩ hay nhạc công với những ca từ ngô nghê và dung tục. Và video clip ra đời đã tạo ra khuynh hướng mới đó là phần Nhìn át hẳn phần Nghe, vết trượt đã kéo dài hơn một thập niên với đủ loại chế phẩm âm nhạc thứ cấp đã tạo ra một thế hệ trẻ với tư duy & khuynh hướng cảm thụ âm nhạc vô cùng đơn giản bởi những ca sĩ – nhạc công do hệ thống truyền thanh, truyền hình & báo chí ngày nay nhào nặn nên.
VI - 2.5. Vài suy nghĩ về nền âm nhạc Việt Nam trong giai đoạn phát triển hiện nay
VI - 2.5.1 Sự dậm chân về tư duy sáng tạo
            Như trên đã dẫn, nền âm nhạc châu Âu ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển âm nhạc Việt Nam, nhất là nền âm nhạc Liên Xô với sự pha trộn tuyệt vời giữa âm giai dân tộc & những tiến bộ của khoa học cùng những tư duy mới mẻ, táo bạo.
            Việt Nam đã & đang  có những tác phẩm hay, nhiều ca khúc giá trị đứng vững lâu năm trong lòng người hâm mộ, âm nhạc dân tộc cũng có chổ đứng riêng cùng những nghệ nhân lâu đời gắn bó và thế hệ nối tiếp đầy bản lĩnh. Nhưng những tác phẩm cũ lại đang thở dài nhìn những thế hệ sau này vì  hầu hết nhà soạn nhạc – những nhà lý luận – hay những nhà hoạt động trong giới âm nhạc đã không kịp bước theo hơi thở thời đại mà chỉ nhìn những tượng đài âm nhạc ngày trước như tiêu chí noi theo. Hầu hết những tác phẩm gan ruột sau này đều mang dáng vẻ cũ kỷ như chính tư duy của nhà soạn nhạc.
Công bằng mà nói, đến nay những tác phẩm giao hưởng, nhạc múa, khí nhạc, ca khúc được sáng tác sau này không có đất để phát triển. Nhạc phim & nhạc sân khấu thì càng tệ hại, hầu như không được chú trọng, trừ âm nhạc phim ảnh ngoài Hà Nội. Trong Nam cũng có vài nhạc sĩ viết nhạc phim (Phú Quang, Bảo Chấn, Bảo Phúc) nhưng không thể phát huy được tài năng bởi suy nghĩ và đòi hỏi quá đơn giản của đạo diễn hay nhà tài trợ.
Nhạc sân khấu thì đã không còn được chú trọng như thập niên 70 -80 .
Nhạc thời trang thì dùng Kitaro hay 12 cô gái Trung quốc làm nhạc nền. Xem như nhạc sĩ Việt Nam không có cơ hội sọan nhạc hòa tấu.
Lý luận cũng như phần tìm hiểu về trào lưu âm nhạc hiện đại không đáp ứng được sự quan tâm của quần chúng (dù chỉ trên phương diện âm nhạc giải trí)  đã mở đường cho suy nghĩ lệch lạc về giá trị âm nhạc với giá trị đồng tiền của những người có khả năng truyền bá thông tin nghệ thuật.
Thí dụ :
- Môn âm nhạc trong trường học được xem là môn học tầm thường, vui chơi.
- Phóng viên văn nghệ của báo chí lại không hiểu biết âm nhạc.
Thí dụ:
Nhạc jazz có ở VN từ lâu rồi nhưng báo chí đăng tin là mới du nhập, quên điều cơ bản là danh từ “trống jazz” Hà Nội đã dùng từ thập niên 60 vànhạc công chơi nhạc Jazz ở Sàigòn trước 1975 đều là người miền Bắc di cư
- Biên tập viên đài truyền hình hầu như không hiểu hai chữ “biên tập” là gì.
- Nhiếp ảnh gia cũng có thể viết lời Việt & đưa ca sĩ hát

VI - 2.5.2 Sáng tác trẻ – như ngựa không cương
Sự thẩm thấu bề mặt về kiến thức cơ bản trong cuộc sống, về tư duy sáng tạo, về tính thẩm mỹ văn học, về khuynh hướng cảm thụ âm nhạc về . . rất nhiều thứ cần thiết cơ bản để trang bị cho vốn liếng sáng tác của những nhạc sĩ trẻ hầu như chỉ rất mỏng manh, được gói gọn cùng 7 notes nhạc + vài hợp âm trên guitar, organ tự động, điều quan trọng nhất là quan hệ. Có thể khẳng định, ngày nay mối quan hệ, giao tiếp là chìa khoá vạn năng để đi đến mọi ngã đường thành công. Nhưng chính quan hệ cũng là con dao hai lưỡi dẫn đến sự suy nghĩ đơn giản về nghệ thuật & sự thăng tiến trong cuộc sống hiện đại. Có rất nhiều ca khúc  và ca sĩ được đưa tận tay, trao tận mắt quần chúng qua những mối quan hệ lằng nhằng nhưng vô cùng đơn giản bởi tính thương mại của nền âm nhạc thị trường hiện nay.
Hàng loạt nhạc sĩ trẻ, hàng đống những bài hát mới & hằng hà những lời ngợi khen của vài tờ báo “anh em”, vài tạp chí “thân thuộc”, vài tivi show dạng “người nhà” đã đưa những nhạc sĩ ấy đồng hành cùng các ca sĩ trên đỉnh cao của vinh quang do “nghề làm nhạc” mang đến.
Ngày nay đã xuất hiện thêm một tác nhân không nhỏ thao túng trên nền âm nhạc thị trường nữa, đó là các công ty quảng cáo cho những show tài trợ giới thiệu sản phẩm. Những qui ước ngầm, những cuộc chạy đua nước rút những mối quan hệ thương thảo khiến bộ mặt âm nhạc của TP.HCM nói riêng cả nước nói ngày làm lắm lem hơn .

VI - 2.5.3. Vài suy nghĩ về sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam đương đại .

             - Nền giáo dục âm nhạc phổ thông nên được quán triệt trong suy nghĩ của lãnh đạo ngành giáo dục để họ hiểu ra tầm quan trọng của việc giáo dục thẩm mỹ trong cuộc sống cũng góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách thế hệ tương lai.
            - Thật là sai lầm lớn khi cho rằng âm nhạc thị trường là mảnh đất tự do vô hại, thuần túy giải trí và âm nhạc dân tộc cùng âm nhạc bác học là lạc hậu, hoặc cao xa quá, kém sức hấp dẫn. Từ đó dẫn đến sự thả nỗi con tàu văn hóa đại chúng, mặc cho các tạp chí tuần san hay nguyệt san cấp tỉnh cùng “nhà đài” quyết định dùm quần chúng ai là ngôi sao – ai là người của thời đại thông qua những bài báo & các chương trình ca nhạc đựơc tổ chức có ý đồ. Và công chúng, nhất là giới trẻ sẽ vô tư mà đón nhận những sản phẩm văn hóa lệch lạc đó như một biểu mẫu chung về “tài năng” & “tai tiếng” suy ra ”lắm tiền”. Đó  cũng là những tấm gương “chói sáng” về sự thành công của thế hệ trẻ ngày nay thông qua hậu thuẫn của báo chí & đài truyền hình.
- Lãnh đạo Sở VHTT nên quan tâm đến hệ thống truyền thông đại chúng, về những biên tập viên âm nhạc của tivi – báo chí và vốn kiến thức cùng lòng yêu âm nhạc của họ so với những suy nghĩ khác trong tác nghiệp.
           - Lãnh đạo Sở VHTT cũng nên hiểu về sự khác biệt rất xa giữa chuyên viên quản lý kịch bản sân khấu – hài kịch & chuyên viên quản lý tác phẩm âm nhạc. Đây chính là cửa ngõ quan trọng để quyết định cho ra đời những bài hát thứ cấp mà báo chí đã đề cập rất nhiều trong thời gian qua, nhưng mọi thứ vẫn “bình chân như vại”. Đơn giản là vì tầm nhìn của bộ phận quản lý còn gần lắm so với những tác hại của sự xuống cấp trong khuynh hướng cảm thụ.
- Yêu cầu giải trí thấp – tư tưởng không vươn lên – thẩm mỹ sẽ bị thui chột
- Khuyến khích & hướng dẫn phát triển những tác phẩm âm nhạc mang tính dân tộc, dân tộc hiện đại. Về audio, video, mỗi CD nhạc phát hành đều nên ghi cụ thể đường hướng, thể loại âm nhạc của CD đó. Xem như xác định tay nghề biên tập viên âm nhạc & đồng thời hướng dẫn thị hiếu của quần chúng.
            - Về nền âm nhạc bác học, trước mắt nên cho ghi âm, phát hành những tác phẩm âm nhạc đã được sáng tác, biên tập theo từng thập niên & nếu khả năng tài chính không cho phép dùng dàn nhạc thì hãy áp dụng hệ thống samples hay midi files khi thu âm trộn với nhạc cụ thật. Một thành phố lớn, một đất nước văn minh ngoài những thành tựu về xây dựng, giáo dục, kinh tế, khoa học, chính trị chúng ta càng hãnh diện hơn nếu trên kệ bày bán cd của những nhà sách toàn quốc đều có những tác phẩm tim óc & trí tuệ của những nhà soạn nhạc trong nước. Điều này cũng sẽ nói lên sự suy nghĩ rõ ràng tính bảo tồn & sự phát triển âm nhạc dân tộc với hơi thở thời đại .
            - Bài học về sự kết hợp tuyệt vời giữa âm nhạc dân gian & âm nhạc chính thống của Liên Xô vẫn còn nóng hổi, không xa xôi như ta tưởng - lại càng không bất khả thi vì trong lòng của những trái tim yêu nghệ thuật chân chính của đất nước ta vẫn còn nhiều. Và luôn có những uớc mơ thật đẹp về một ngày gần đây, nền âm nhạc với mọi thể loại của Việt Nam sẽ có thêm nhiều tác phẩm giá trị được quần chúng yêu mến trân trọng & hãnh diện như những năm tháng đầu của thập niên 50.
Nền âm nhạc mới mẻ đó cũng nắm bắt những thành quả khoa học, kỹ thuật để pha trộn & phát huy thật đẹp một nền âm nhạc dân tộc hiện đại – một sự nắm bắt & hòa quyện tuyệt vời giữa những âm giai ngũ cung & tư duy sáng tác âm nhạc Châu Âu cùng mọi thiết bị âm nhạc hiện đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét