Kỹ thuật sáng tác thế kỷ 20
Bài viết - David Đông
Sự phát triển xã hội kèm theo thay đổi nhất định trong tư duy con người, dẫn đến ảnh hưởng mọi lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Âm nhạc không nằm ngoài khả năng đó. Nhiều cái mới phong phú và liên tục trong việc sử dụng các nhân tố âm nhạc. Những hiện tượng mới trong âm nhạc không phải là sự ngẫu nhiên hoặc là kết quả của ý tưởng riêng thuộc về tác giả nào. Ngay cả những thể nghiệm sáng tạo táo bạo nhất cũng nhằm phá vỡ những tư duy theo truyền thống. Có người dụng ý dựa vào truyền thống để “phá bỏ” truyền thống nhằm tạo ra cái mới. Dù vậy ngay trong những ý tưởng mới vẫn phản phất đâu đó những dấu vết của truyền thống. Suy cho cùng thì âm nhạc hiện đại vẫn có mối liên hệ với quá trình phát triển xã hội.
Theo H.Eimert thì Debussy (piano & giao hưởng), Mahlez (dàn nhạc), Richard Strauss (brass & dàn nhạc)là những nhà lãng mạn cuối cùng, trong tác phẩm của họ đã có những đổi mới.
- Stravinsky (Nga/ 1882-1971) là đỉnh cao của âm nhạc thế kỷ XX. Là nhà sáng tác, lý luận và chỉ huy dàn nhạc.
- Bela Bartok (Hungary/ 1881-1945) là người đặt nền móng cho âm nhạc Hungary.
- Hindemith (Anh / 1895-1963) là nhà soạn nhạc, lý luận.
Cả ba nhạc sỹ đều “di dân” sang USA, là 3 cội sáng tác âm nhạc hiện đại, kế tục các nhà lãng mạn cuối cùng.
- Âm nhạc cổ điển hiện đại mới: Dodecaphonie (hay sériel), âm nhạc 12 âm do Anton Schoenberg (Áo) sáng tạo, sau đó là Anton Webern và các đệ tử phát triển.
- Cuối thế kỷ XX: Âm nhạc dựa trên những chuỗi âm.
- Âm nhạc điện tử đi song song với seriel, rất đại chúng và được công chúng đón nhận (Popular à Pop)
Trên đây là sơ lượt những bước tiến của nghệ thuật âm nhạc trải qua các thời kỳ lịch sử. Tuy nhiên cũng cần làm rõ nhận định một vấn đề đó là: “kỹ thuật sáng tác là phương tiện của “tiếng nói” nhưng không phải là ý tưởng của nhà soạn nhạc”.
Người ta thường nói có kỹ thuật hòa âm, giai điệu, kỹ thuật phối khí nhưng không hề biết rằng cũng có kỹ thuật sáng tác tồn tại nữa. Trong quá khứ từ đầu đã không có bất kỳ trường âm nhạc nào dạy “sáng tác”. Hầu hết các tác phẩm đều do những nhà biểu diễn tạo ra hay sáng tác để biểu diễn… Cuối thế kỷ XIX , đầu thế kỷ XX các nhà lý luận có ý mở các trường đào tạo lực lượng sáng tác âm nhạc (điển hình như ở Nga) với đề xướng rõ là “không phải ai giỏi về biểu diễn, hòa âm, phối khí thì đều có thể trở thành nhà sáng tác! nhưng phải có sự nghiên cứu khoa học về sáng tác cũng như kỹ thuật sáng tác để đào tạo các nhà sáng tác thực thụ.”
Kỹ thuật sáng tác là phương tiện của tiếng nói bằng ngôn ngữ của âm nhạc, nó không phải là ý tưởng của nhà sáng tác.
Kỹ thuật sáng tác là công cụ, phương tiện để chúng ta chuyển tải những ý tưởng, tình cảm của người sáng tác.
Trong quá trình dạy sáng tác, có những giáo viên rất giỏi về kỹ thuật, lý luận âm nhạc … nhưng không thể sáng tác vì sáng tác đòi hỏi phải người ta phải có TÂM HỒN.
+ “Tâm hồn” trong âm nhạc nói riêng rõ ràng là không liên quan gì đến hai chữ “kỹ thuật” (vì kỹ thuật sáng tác không giúp cho người ta tạo nên “tâm hồn” được ) Và trạng thái tâm hồn, nhận thức lý trí của con người thông qua những phương tiện biểu hiện của ngôn ngữ âm nhạc mà được hình thành. Chính vì ấy mà hình tượng âm nhạc là một khái niệm hoàn toàn mang tính mỹ học.
+ “Ý tưởng” của nhà soạn nhạc ở một góc độ nào đó có thể được hiểu như những trạng thái có thật trong tâm hồn con người và nó có thể được tái tạo nhờ sự tổ chức và vận động của âm thanh. Cũng có thể là những xúc cảm nào đó để một người có thể nảy ra một hình tượng, một ý nhạc … hay khi những ý tưởng như muốn mô phỏng lại những hiện tượng thiên nhiên, những hoạt động trong đời sống xã hội bằng ngôn ngữ âm thanh như: tiếng chim hoạ mi, tiếng sấm chớp, gió thổi, sóng biển… chính lúc này đây “kỹ thuật sáng tác” sẽ là phương tiện tiếng nói hay thể hiện những “ý tưởng” của người sáng tác.
Theo một nhà văn người Pháp tên là Anton France, có 2 quái thai đe dọa nghệ thuật đó là :
(1) một người nghệ sỹ mà không biết nghề (tâm hồn nghệ sỹ lai láng nhưng không có hay không biết về kỹ thuật )
(2) một người lành nghề, rất giỏi lý thuyết nhưng không có trái tim rung động của một nghệ sỹ !
Một tác phẩm âm nhạc nói riêng bao giờ cũng biểu hiện chức năng thẩm mỹ, bởi nó phản ánh được cái đẹp trong nhận thức cảm xúc. Ở một tác phẩm âm nhạc chức năng thẩm mỹ là sự rung động của tâm hồn trong cảm giác hài hòa của thính giác và là sự rung cảm sâu sắc của sự hòa nhập giữa hình thức và nội dung.
Thực tiễn trong cuộc sống có những người giàu cảm xúc, nói rất hay nhưng vẫn làm không được gì. Tuy nhiên có những bí quyết sau đây giúp cho một người sáng tác:
+ Kỹ thuật cho phép nghệ sỹ thực hiện ý tưởng của mình và thể hiện ngay trong tác phẩm của mình.
Ví dụ: nếu biết được tính năng nhạc cụ của kèn Cor thì ngay lúc tư duy giai điệu, người nhạc sĩ có thể chọn Cor theo đúng tầm cữ và bản chất của tiếng kèn ấy để diễn tả nét giai điệu trong tác phẩm của mình.
Có nắm được kỹ thuật thì lúc bấy giờ mới thoải mái về nội dung. Beethoven đã nói khi ông có ý tưởng về điều gì thì ông đã nghĩ ngay đến nhạc cụ nào liền!
Về kỹ thuật sáng tác âm nhạc: thầy dạy nhạc là người tạo chiếc chìa khóa và trao cho người học viên. Thế kỷ XX xuất hiện nhiều khuynh hướng âm nhạc. Á Đông thì học thuộc lòng các nguyên tắc rất kỹ, trong khi người Âu Châu thì thực hành. Do vậy ta phải dám mạnh dạn áp dụng kỹ thuật chứ không chỉ học thuộc lòng để biết.
Được biết trong thế kỹ XX cũng có nhiều nhà soạn nhạc làm nhạc thể nghiệm. Nói cho cùng thì lời bình luận của nhà văn Anton France cũng cho ta nhiều suy nghĩ về tính lợi hại của “kỹ thuật sáng tác” trong âm nhạc. Nếu một người nghệ sĩ thật sự có tâm hồn, có những ý tưởng, hình tượng âm nhạc, có những yếu tố chất liệu để tạo nên chủ đề trong tác phẩm … nhưng không nắm về kỹ thuật sáng tác thì tác phẩm của người ấy sẽ mắc phải những hạn chế hay tệ hơn là sẽ cho ra đời một tác phẩm không có hình thù gì, không ra hệ thống gì.
Dựa vào khuynh hướng âm nhạc hiện đại & dân tộc, ta có thể xây nền nghệ thuật, các sáng tác của mình theo hướng sau:
Âm nhạc vẫn có chủ đề.
Âm nhạc vẫn còn điệu tính.
Âm nhạc vẫn là phương tiện để nói lên cảm xúc của con người trong cuộc sống.
Dựa vào âm nhạc dân gian, truyền thống của dân tộc cách cặn kẽ để đưa tiếng nói đó vào âm nhạc (các sáng tác của mình). Nên dựa vào cội nguồn để đẩy nó lên.
Nhà soạn nhạc ngày nay phải vừa là nhà lý luận, vừa là nhà chỉ huy.
Nghệ thuật phải phát minh hiệu quả. (nhà soạn nhạc Stravinsky tự cho mình là nhà phát minh âm nhạc)
David Giang Dong 2005
Nhạc Viện Sài Gòn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét