Khúc bi
tráng, tiếc thương và tự hào
Năm
tháng đã qua đi, khói lửa chiến tranh và đau thương đã lùi vào dĩ vãng, nhưng
chúng ta vẫn luôn cùng thời gian hát về những chiến công của những người anh
hùng đã hy sinh vì tổ quốc.
Ca
khúc “10 bông hoa trinh liệt” được nhạc sĩ Quỳnh Hợp phổ từ bài trường ca của
nhà thơ Bùi Mạnh Hảo. Quỳnh Hợp đã chọn những đọan tiêu biểu nhất của bài thơ
để đưa vào ca khúc với hai đọan được bố cục chặt chẽ và thống nhất về ngôn ngữ
và chất liệu âm nhạc.
Bài
hát là một khúc bi tráng tiếc thương và tự hào về sự hình sinh cao đẹp của 10
cô gái TNXP ngã ba Đồng Lộc năm nào.
Mở
đầu bài hát là không gian nghĩa trang 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc vào một chiều
hoàng hôn đang buông…
Các chị nằm
lại đây
Phong sương
cùng cây cỏ
Dưới từng nấm
mộ nhỏ
E ấp một tâm
linh.
Các chị nằm
lai đây
Hoa chạc
chìu líu ríu
Hàng thông
xanh lúng liếng
Mây sao ứng
đỏ khuông trời.
Với
nhịp đi trầm hùng, môtip âm nhạc ngắn gọn, xúc tích và thống nhất nhưng giai
điệu nổi rõ tính bi hùng có pha chút tự sự.
Vẫn
môtip âm nhạc ấy được đẩy âm vực lên cao, mở rộng cảm xúc, giai điệu cứ thế mở
dần đẩy vào đoạn hai khá tự nhiên. Âm nhạc mạnh mẽ, thôi thúc hơn nhưng vẫn đằm
thắm thiết tha. Lời ca sâu lắng như tình cảm của nhân dân, của cả nước luôn
hướng về các O.
Các chị nằm
lại đây
Thắt mở sơn
hà Ngã ba Đồng Lộc
Dòng quân
reo cuồn cuộn hướng trời Nam.
Các chị nằm
lại đây
Tuổi xuân
trinh lung linh huyền diệu
Bầu máu đào
ánh rạng nước Sông La
Bài hát chặt chẽ
đẹp cả về tư tưởng và nghệ thuật. Mênh mang tha thiết mà cũng đầy khí
phách, hào hùng. 2 câu cuối của bài hát mang đến cho người nghe niềm tự hào và
nỗi xúc động tràn ngập trong lòng.
Ngàn Sâu
ơi! sâu hồn người đến lạ
Ngàn Phố ơi!
phố dựng những vì sao.
“10
bông hoa trinh liệt” là khúc tráng ca thanh bình và bất tử, mãnh liệt như chính
hào khí của người Việt Nam ta. Trầm lắng mà vẫn hùng dũng như trùng trùng đoàn
quân đang ra trận. Một bài hành khúc trữ tình,bi tráng vừa sâu sắc vừa khoáng
đạt và tràn đầy khí phách.
Nghe
“10 bông hoa trinh liệt” để cùng hiểu, chia sẻ với những hy sinh, vất vả của
những cô gái trẻ nơi Ngã ba Đồng Lộc năm xưa để tự hào và thêm yêu quê hương
mình. Và chúng ta không thể quên máu xương của bao lớp cha anh, đồng đội đã đổ
xuống qua hai cuộc kháng chiến. Cùng với Chiến dịch Hồ Chí Minh và con đường
Trường Sơn huyền thoại, 10 bông hoa trinh liệt nơi Ngã ba Đồng lộc đã làm nên
trang sử vẻ vang của dân tộc.
10
cô gái TNXP đã mãi mãi đi vào huyền thoại, vào trang sử vàng của dân tộc Việt Nam thời chống Mỹ...
Đến
được Ngã Ba Đồng Lộc, thắp một nén nhang, đặt lên mộ các liệt nữ những bông cúc
trắng, người ta sẽ thấy thanh thản và gặp nhiều may mắn. Và đến Đồng Lộc, người
ta hiểu rõ hơn giá trị của cuộc sống thanh bình mà mình đang có.
Bốn
mươi năm trôi qua, núi Trọ Voi ngày nào trơ trụi, nay thông đã lên xanh. Khu di
tích lịch sử cách mạng - du lịch Ngã Ba Đồng Lộc đang tiếp tục được triển khai.
Hố bom năm xưa nằm ngay trước khu nhà bia tưởng niệm, phía sau là 10 ngôi mộ ốp
đá trắng của các chị. Một khu du lịch với đúng nghĩa của từ này sẽ được xây
dựng.
Hôm
nay, tất cả các con đường dẫn tới ngã ba Đồng Lộc đều trải nhựa thênh thang và
một màu xanh trải rộng bát ngát. Toàn bộ khu di tích lịch sử cách mạng cấp quốc
gia Ngã ba Đồng Lộc, đã khoác thêm ánh sáng văn hóa – du lịch.
Thời
gian càng lùi xa, các Cô càng linh thiêng hơn, thần thánh hơn, nhiều huyền
thoại hơn. Các cô đã trở thành bất tử...
Tôi
thực sự thấy lòng mình rung cảm và dâng trào một niềm tiếc thương và tự hào khi
nghe ca khúc “10 bông hoa trinh liệt” nhạc Quỳnh Hợp, thơ Bùi Mạnh Hảo.
Nguyễn Thị
Mỹ Thảo
(Đại học Sư
phạm TPHCM)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét