Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

Tính Năng Nhạc Cụ Dàn Nhạc Giao Hưởng - Bộ Gỗ

Tính Năng Nhạc Cụ Dàn Nhạc Giao Hưởng
B. Bộ Gỗ

I – FLUTE: Flauto (Ý), Flute (Anh, Pháp), Trường địch (Trung Quốc), (hình 01)
Trong dàn nhạc, Flute là nhạc cụ chính của nhóm Flute, Âm sắc êm, trong sáng, càng lên cao càng sáng, mạnh, thật cao thì chói nhọn, âm sắc lạnh.
hình 01 – hình ảnh kèn Flute

1. Cao độ, âm sắc, âm vực
1.1. Cao độ, âm sắc
- Flute gần với giọng Soprano, nhẹ nhàng linh hoạt, dịu dàng, mềm, trong suốt, nhiều chất thơ, có tính sầu bi ở tốc độ chậm, gợi được cảm giác khoáng đạt của nông thôn.
- Có 3 loại: Flute giọng C, Db và Eb (gọi là in C, in Db và in Eb). Trong dàn nhạc giao hưởng chỉ sử dụng loại Flute in C. (Flute in Db và in Eb chỉ sử dụng trong dàn nhạc quân đội và dàn kèn hơi (orchestre fanfare và orcheste d’harmonie). (hình 02)
hình 02 – Âm khu màu sắc của Flute

1.2. Âm vực
Flule in C - Dùng khóa Sol-2. Mỗi âm vực trong Flule có tính chất hơi khác nhau. Vì vậy, chia thành từng phần chi tiết.
-     Âm vực trầm: âm thanh khó tròn, yếu, màu sắc hơi tối, ít dùng trong hòa tấu. Tuy thế, nhưng rất thi vị, có tính chất thần thoại.
-         Âm vực quá độ: không có gì đặc biệt. Cầu nối trầm - giữa.
-       Âm vực giữa: Đẹp, đầy đặn, sáng, trong suốt thích hợp mọi cường độ và sắc thái khác nhau.   Thường dùng để đi giai điệu, ít tốn hơi, càng lên cao càng vang, sáng.
-         Âm vực cao: Rất sáng dễ, dễ nổi, nhưng không dùng p được mà phải thổi mạnh từ f trở lên (âm vực dùng để tutti trong dàn nhạc).
-         Âm vực cực cao: dễ chệch tiếng, sử dụng lúc tutti.
Nói chung: Sắc thái âm vực cao và trầm tương phản nhau rõ rệt.
2. Kỹ thuật
Flute là một nhạc khí rất linh hoạt. Chơi ở tốc độ nhanh với các loại hình tiết tấu, giai điệu khác nhau một cách dễ dàng. Nhảy quãng lớn trên 1 quãng 8 rất nhạy.
- Viết cho Flule phải chú ý ngắt câu để lấy hơi.
- Đánh lưỡi: Tạo được các âm ngắt rất rõ nét.
- Frullato: là hình thức rung lưỡi để thực hiện loại trémolo một nốt hoặc thực hiện các nét lướt liền bậc từ dưới lên. (hình 03)
hình 03 – kỹ thuật Frullato của Flute
 - Trémolo 2 nốt: hơi hạn chế vì khó chơi, thổi nặng.
- Trille: Láy có thể dùng tốt trong một phạm vi: (hình 04)
hình 04 – kỹ thuật Trille của Flute
 - Âm bồi: âm bồi ở Flute cũng ít sử dụng, hiệu quả do nhấn môi tạo thành. Cho ta nghe một nốt cách 1 quãng 12 Đúng (quãng 8 Đúng + quãng 5 Đúng) ở cao trên nốt chính thức bấm. Ghi nốt muốn nghe và kí hiệu âm bồi phía trên nốt, không cần ghi nốt chính thức (ghi teo hiệu quả nghe). Thông thường chỉ dùng trong phạm vi này: (hình 05)
Hình 05 – Âm bồi của Flute
  
3. Vai trò, chức năng trong dàn nhạc
+ Đi giai điệu: thực hiện Légato một cách duyên dáng, nhẹ nhàng, trôi chảy ở âm khu thấp và giữa. Thỉnh thoảng có thể độc tấu một nét giai điệu. Kh cần một cảm giác đậm hơn , bao la hơn có thể dùng 2, 3 Flute chơi 1 giai điệu (ghi là a2 hoặc a3).
Sử dụng âm sắc thuần khiết cũng như hỗn hợp. Hỗn hợp thường kết hợp với: Violon, Oboe, Flule, Fagotto.
-      Flute + Piccolo: đồng âm, hoặc cách 1 quãng 8, giai điệu sẽ tăng thêm tính chất tươi sáng (Flute đỡ cho tiếng Piccolo bớt chói, bớt mảnh)
-       Flule + Violon: đi đồng âm hoặc đi cách 1 quãng 8, âm sắc thú vị tính chất trong sáng, cao quý.
-      Flute + Oboe: mềm mại, làm dịu tiếng Oboe hơn.
-         Flule + Clarinet: đi đồng âm hoặc cách 1 quãng 8, tuyệt diệu, khớp nhau.
-         Flule + Fagotto: phải đi cao hơn 2 quãng 8.
-         Flule + Flute (2 Flute): đi đồng âm ở trên cao, ở dưới cách 1 quãng 8 là Oboe và Clarinet cùng phối hợp đồng âm tạo thành một âm sắc hỗn hợp rất đầy đặn được nhiều người ưa dùng.

+ Chức năng đệm: Chơi các nốt trong hợp âm cùng với các nhạc khí khác, đi hợp âm rải (arpège): nốt nhắc lại hoặc nốt kéo dài.

Tóm lại: Flute được xem là loại nhạc khí có tính chất kỹ xảo cao, phù hợp với những giai điệu nhanh nhẹn sinh động, linh hoạt, nhưng Flule còn có khả năng đi giai điệu chậm cũng đẹp và càng nhiều chất thơ.
4. Các nhạc khí cùng nhóm
4.1. PICCOLO: Piccolo hay Flautopiccolo hay Ottavino (Ý), Kleine flote (Đức). Flute piccolo hay petite Flute (Pháp) (hình 06)
hình 06 – Hình ảnh kèn Piccolo

Trong biên chế dàn nhạc nhỏ không mấy khi có Piccolo. Đây là một nhạc khí cao nhất trong dàn nhạc giao hưởng. Hiệu quả âm thanh cao hơn nốt ghi 1 quãng 8.
Các âm vực được chia như sau:
- Âm vực trầm: Âm thanh loãng, yếu, ít sử dụng.
- Âm vực giữa: Rất tốt., trong sáng để xử lý sắc thái.
- Âm vực cao: Rất vang. Chỉ dùng với sắc thái f trở lên. Cần chú ý 1 số điểm về kỹ thuật:
- Âm vực cao không thổi bè được. Âm vực trầm không thổi mạnh được, không nên đi giai điệu ở đây.

4.2. FLUTE ALTO: Flauto contralto (Ý), Flute Grave hay Flute contralto loại Flute trầm.
- Âm sắc ngọt ngào thú vị, ngày nay ít được nhắc đến. Âm vực theo nốt ghi giống như Flute, nhưng hiệu quả thực tế thấp hơn 1 quãng 4 đúng.

II. – HAUTBOISO: Oboe (Ý, Anh), Hoboe (Đức), Hautbois (Pháp), Song hoàng quản (Trung Quốc) (hình 07)
Có âm sắc giọng mũi, biểu hiện nội tâm tốt: có tính ca xướng, âm chất đẹp. Không thiên về kỹ xảo. Thường dùng tên là Oboe


hình 07 – Hình ảnh kèn Oboe
1. Cao độ, âm vực
Hautbois dùng khóa Sol-2. Âm vực thường được chia ra như sau: (hình 08)
hình 08 – Âm vực kèn Oboe

- Âm vực trầm: âm thanh thô, đặc, thổi nặng khó dùng ở p.
- Âm vực quá độ: biến đổi dần lên âm vực giữa.
- Âm vực giữa: trong phạm vi quãng 8 này tiếng rất hay. Âm sắc ngọt ngào, có tính chất giọng mũi. Âm vực đẹp nhất trong Ob. Sử dụng dễ dàng các sắc thái.
- Âm vực quá độ: Càng cao càng gần với âm vực cao.
- Âm vực cao: âm sắc chói, gần tiếng chim, lên cao càng tốn hơi. Trong sáng, khó dùng sắc thái P. Âm thanh mỏng manh nhưng có kịch tính.
- Âm vực cực cao: phải thổi rất mạnh, căng thẳng, không tự nhiên.

2. Kỹ thuật
Giai điệu cho Oboe có thể tương đối dài nhưng cũng ít khi chạy nhanh, kém linh động hơn Flute nhưng cũng có thể đánh lưỡi được 2 - 3 nốt trở lên. Chạy gamme và arpège thuận tiện, dễ dàng, quãng nhảy đi lên dễ hơn đi xuống, không nhạy bằng Flute.

3. Vai trò, chức năng trong dàn nhạc
Do âm vực và một phần do tính chất âm thanh Oboe gần với giọng nữ cao trữ tình (Soprano lyryque). Dùng Oboe để chơi những giai điệu khoan thai, lâng lâng có tính duyên dáng, đôi lúc mang tính chất hài hước châm chọc. Sử dụng âm sắc thuần khiết hoặc hỗn hợp. Âm sắc hỗn hợp thường kết hợp:

- Oboe + Flute đi đồng âm, Oboe trở nên dịu ngọt thêm. Flute thì đậm đà hơn.
- Oboe + Clarinet: đi đồng âm, tạo được hiệu quả tốt.
- Oboe + Fagotto đi đồng âm, tạo được hiệu quả tốt.
- Oboe + bộ dây: Âm sắc đàn dây làm tiếp Oboe mượt và mềm mại hơn. Âm thanh Oboe cho hình dung cảnh bình dị mộc mạc của đồng quê, Oboe thiếu sức mạnh bề ngoài, thiếu sự hào nhoáng, thiếu sức năng động vễ kỹ thuật. Nhưng thể hiện nội tâm tốt và có thêm tính hài hước, trào phúng. Đặc biệt thích hợp với sự rên rĩ cầu nguyện. Gần với âm chất loại nhạc cụ phương Đông.

4. Các nhạc khí cùng nhóm
4.1. HAUTBOIS ALTO Còn gọi là Cor Anglais - English horn
4.1.1 - Cao độ, âm vực
Như Oboe. Dùng khóa Sol-2. Nốt viết cao hơn âm thanh thực tế một quãng 5 đúng. Âm vực phù hợp với giọng nữ trầm, màu sắc mũi, hơi lã lơi.
Được chia làm 3 âm vực: (Theo nốt ghi ) (hình 08)
hình 08 – Âm khu kèn Cor

- Âm vực trầm: tiếng hơi thô, nhưng hiệu quả mãnh liệt kịch tính.
- Âm vực giữa: âm vực tốt nhất dùng để đi giai điệu.
- Âm vực cao: thiếu chính xác, ít dùng. Chú ý: âm vực này có nốt Đô# (theo nốt ghi) là xấu nhất.

4.1.2. Kỹ thuật Tương tự Oboe, nhưng kém linh hoạt hơn.
4.1.3. Vai trò, chức năng trong dàn nhạc
Vì tạo được màu sắc độc đáo, nên chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn. Âm thanh mờ như lọc qua một màng mỏng, gợi sự nhớ nhung. Thích hợp hơn Ob về mặt diễn tả cảnh thôn dã mộc mạc. Đi dưới Ob quãng 8 sẽ hòa hợp, ăn ý.

III. CLARINETTE: (Pháp) Clarinetto (Ý); Clarinet (Anh); Đơn hoàng quản (TQ) (hình 09)
hình 09 – hình ảnh kèn Clarinetto

1. Cao độ - Âm vực
Hình dáng tương tự Oboe, chỉ khác miệng thổi. Âm chất hay, đẹp, nhiều kỹ xảo, biểu hiện sắc thái rất nhạy.
Trong dàn nhạc có ba loại: in B, in A và in C. Phổ biến nhất là Clarinette in B và in A.
Clarinette dùng khóa Sol. Loại in B và in A phải dịch giọng, dùng hóa biểu khác nhau. Đối với in B, khi viết phải nâng lên một cung (Đô nghe thành Sib). Âm vực khá rộng chia làm 4 âm khu:
(Clarinette in B - Ghi theo hiệu quả thực tế) (hình 10)
hình 10 – Âm vực kèn Clarinetto


- Âm vực trầm: Gần giống tiếng còi nhà máy: khẩn trương, đặc, kịch tính và tương đối đẹp, tuy có hơi lạnh, đe dọa...
- Âm vực giữa: xấu nhất, không dùng để đi giai điệu, thiếu ổn định.
- Âm khu cao: tính chất giọng nữ cao, rất đẹp, ít tốn hơi, thích hợp với mọi sắc thái khác nhau.
- Âm khu cực cao: Sắc nhọn, chói, chỉ dùng trong tề tấu (Tutti).

2. Kỹ thuật
Viết cho Clarinette in B và in A phải dịch giọng. Clarinette có sự linh hoạt đặc biệt: chuyển từ sắc thái pp sang ff rất rõ nét, nhạy: tiết chế âm lượng rất tốt có thể tiết chế đến pppp, chơi Gamme, Arpège tốt ở tốc độ nhanh, giai điệu viết cho Clairinette có thể khá dài.

- Trémolo (nhắc lại): loại một nốt khó sử dụng hơn Flute.
- Nốt ngắt: không nên dùng với tốc độ nhanh quá.
- Trille: láy được ở một vài âm khu, nhưng không hay lắm.rille: láy được ở một vài âm khu, nhưng không hay lắm.

3. Vai trò, chức năng trong dàn nhạc
Âm sắc đầy đặn, đẩy đà hơn Flute, dịu dàng, mềm mại hơn Oboe. Trưởng: sáng lóng lánh, vui. Thứ: buồn, mơ màng say đắm bi thương. Trong dàn nhạc, đảm nhiệm giai điệu với một tình cảm đằm thắm, sâu sắc hoặc nhí nhảnh, vui tươi. Có thể đi độc lập hoặc kết hợp với Flute, Oboe, Cor. Fagotto hoặc Violon, Viola (bằng cách đi đồng quãng hoặc quãng 8). Ngoài ra, có thể cùng với các nhạc khí khác trong bộ gõ để giữ vai trò phụ họa hòa thanh đệm.

4. Các nhạc khí cùng nhóm

4.1. CLARINNETTE BASSE (Pháp) Clarinetto basso (Ý); Bass clarinet (Anh), Đê âm đơn hoàng quản (Trung Quốc).
Hình dáng tương tự Saxophone.
4.1.1 - Cao độ, âm vực
Có 2 loại: in B và in A. Thường sử dụng khóa Sol, loại in A âm thanh thực tế thấp xuống quảng 9 Trưởng hoặc quãng 10 thứ so với nốt ghi. Ghi bằng khóa Fa hợp lý hơn, âm thanh thực tế so với nốt ghi chỉ hạ thấp quãng 2 Trưởng (in B) và quãng 3 thứ (in A).

Toàn bộ âm vực của Clarinette Basse (theo hiệu quả thực tế): (hình 11)
hình 11 – Âm vực kèn Clarinet Bass

4.1.2. Kỹ thuật
Kém sinh động hơn Clarinette thường. Âm vực trầm có những âm thanh rất đẹp, có thể bổ sung thêm phần trầm còn thiếu của Clarinette. Kỹ thuật chung tương tự Clarinette. Clarinette Basse thích hợp với sắc thái “pp” (Pianissimo) một cách tuyệt vời. Các nhà soạn nhạc thường tận dụng ưu điểm đó.
4.1.3. Vai trò, chức năng trong dàn nhạc
Clarinette Basse là thành viên cố định trong dàn nhạc giao hưởng lớn (3 đến 4 quảng). Vì Clarinette Contrebasse ít dùng nên Clarinette basse có thể xem là kèn trầm trong nhóm Clarinette. Ưu điểm là phần trầm tiết chế âm lượng rất tốt. Không nhanh nhẹn bằng Clarinette nhưng âm thanh Clarinette Basse sâu hơn, lắng hơn, hơi có tính chất huyền thoại và kịch tính. Lúc cần sắc thái p, pp tiếng Clarinette Basse vẫn đẹp hơn Fagotto hoặc Cor. Có thể đi giai điệu trầm chính, cũng có thể làm bè đệm, chơi các nốt hòa âm, bè phụ họa.
4.2. CLARINETTE PICCOLLO
- Nhỏ hơn Clarinette thường. Dùng khóa Sol nhưng hiệu quả so với nốt ghi cao hơn 1 quãng 3 thứ (nốt Đô = Mib). Clarinette piccollo ít dùng trong dàn nhạc. Nếu tham gia thường ít đi độc lập vì bản chất âm thanh không đẹp, nghe rít, căng thẳng, tuy rất sắc và rõ nét.
4.3. CLARINETTE ALTO
Là loại kèn trung nằm giữa Clarinette và Clarinette basse. Ngày nay rất ít dùng.
4.4. CLARINETTE CONTREBASSE
Là nhạc khí trầm nhất trong nhóm Clarinette. Dùng khóa Fa-4 nhưng âm thanh thực tế còn thấp hơn 1 quãng 9 Trưởng.
IV. - BASSON (Pháp) Fagotto (Ý), Bassoon (Anh), Đại quản (Trung quốc) (hình 12)
hình 12 – hình ảnh kèn Basson
Kích thước lớn hơn rất nhiều so với Clarinette, Âm thanh hơi tối, có thể gợi kịch tính hoặc châm biếm hài hước, âm sắc giọng mũi. Là thanh viên cố định của dàn giao hưởng bất cứ biên chế nào - lớn hay nhỏ.
1. Cao độ, âm vực
Dùng khóa Fa, lên cao có thể dùng khóa Đô-4, khóa Sol như đàn Cello. Toàn bộ âm vực: (hình 13)
hình 13 – Âm vực kèn Basson


- Âm vực trầm: Đặc, dày, hơi nặng, tốn hơi, chỉ mf trở lên.
- Âm vực giữa: Đầy đặn, mềm mại, tính ca xướng, càng lớn càng vang, hơi có âm sắc giọng mũi, ít tốn hơi.
- Âm vực cao: Bị nén, căng thẳng, khó sử dụng sắt tháp mp.
- Các nốt cực cao ít dùng, khó thổi, tức.
Chú ý: Âm vực trầm và cao khó dùng sắc thái nhẹ (p,pp).
2. Kỹ thuật
Tuy cồng kềnh nhưng rất linh hoạt. Có thể lướt rất nhanh các kiểu chạy gamme, appège (tất nhiên không bằng Clarinet hay Flute),
Nhảy quãng xa cũng nhạy như Clarinet.
Légato: luyến lên dễ dàng hơn đi xuống.
Trille: không thuận tiện lắm và thật cũng không cần thiết.
3. Vai trò, chức năng trong dàn nhạc
Phối hợp với các nhạc khi trầm khác làm nền cho toàn bộ. Khía cạnh châm biến, hài hước của kèn Fagotto dùng rất đạt. Ngày xưa được tận dụng trong các Opera Buffa của Italia. Đi giai điệu trầm diễn tả những tính chất đau thương, xót xa, ngậm ngùi hoặc nhiệt tình, rung cảm sâu sắc. Âm sắc có phần trung tính, nhưng rất đồng đều nên dễ phối hợp với các nhạc khí các bộ khác.
4. Các nhạc khí cùng nhóm
4.1 - CONTREBASSON (Pháp) ContraFagotto (Ý), Double bassoon (Anh), Bội đê âm đại quản (TQ) (hình 14)
hình 14 – hình ảnh kèn Contrebasson Pháp


Dàn giao hưởng nhỏ và trung bình ít gặp loại này. Đây là nhạc khí trầm nhất trong bộ gỗ và cả toàn bộ dàn nhạc giao hưởng. Kích thước lớn gấp đôi Fagotto thường.
4.1.1 - Cao độ, âm vực:
Dùng khóa Fa, tiếng thực tế thấp hơn nốt ghi một quãng 8, âm vực từ nốt Sib quãng 8 cực trầm đến nốt La quãng 8 nhỏ (theo âm thực tế).
4.1.2 – Kỹ thuật
Kém linh hoạt, thô, chỉ dùng bè trầm, không đi giai điệu. Lối viết cho Fagotto trầm cũng như Contrebasse ở bộ dây.

ÂM VỰC ĐÁNG NHỚ CỦA CÁC NHẠC KHÍ HAY DÙNG TRONG BỘ GỖ
(Hình 15)


Học, học nữa, học mãi.

2 nhận xét: